Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Trở về trang chính

BÁO CÁO MẬT CỦA KHRUSHỐP VỀ STALIN

 

Tại phiên họp kín ngày 25-2-1956 của Đại hội lần thứ XX đảng cộng sản Liên Xô

 

Đoạn trước

 

 Đoạn 9 : Diệt chủng và khủng bố

Thưa các đồng chí,

Bây giờ tôi xin được đề cập đến vài sự việc khác. Liên bang xô-viết đă được đánh giá là tấm gương một quốc gia gồm nhiều dân tộc v́ trong thực tế, chúng ta đă đảm bảo quyền b́nh đẳng và t́nh đoàn kết giữa tất cả các dân tộc sống chung trên tổ quốc rộng lớn của chúng ta.

Như thế, ta càng thấy những hành động do Stalin đề xướng - đă vi phạm trắng trợn những nguyên tắc lê-nin-nít căn bản về chính sách cùng chung sống giữa các dân tộc của nhà nước Liên Xô - mới kinh khủng biết nhường nào ! Chúng tôi muốn nói đến việc đày ải hàng loạt các dân tộc khỏi mảnh đất quê hương của họ, trong số đó có cả những người cộng sản, những đoàn viên Komsomol, không loại trừ một ai ; không một quan điểm quân sự nào có thể biện minh cho sự đày ải đó.

Chẳng hạn, cuối năm 1943, khi những cuộc tấn công liên tục trên các trận tuyến của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đă quyết định kết thúc cuộc chiến, một nghị quyết được đưa ra nhằm đày ải dân tộc Karachai(1) khỏi những mảnh đất họ đang cư trú. Quyết định này đă được thực hiện.

Cũng vào thời kỳ đó, khoảng cuối tháng 12-1943, tất cả dân chúng nước Cộng ḥa Tự trị Kanmức(2) cũng chịu chung một số phận. Tháng 3-1944, tất cả dân tộc Chêchen và Ingushơ(3) bị xua đuổi, c̣n nước Cộng ḥa Tự trị Chêchen-Ingushơ bị giải tán.

Tháng 4-1944, tất cả dân Bankarơ bị đuổi khỏi lănh thổ nước Cộng ḥa Tự trị Kabácđô-Bankarơ đến các vùng khác, bản thân nước cộng ḥa này bị đổi tên thành Cộng ḥa Tự trị Kabácđô.

Dân tộc Ukraina chỉ thoát được số phận trên bởi họ quá đông và không biết đưa họ đi đâu. Nếu không th́ họ cũng bị đày ải rồi. (Tiếng cười và náo động trong pḥng)

Không chỉ người mác-xít - lê-nin-nít mà ai ai có chút suy nghĩ cũng không hiểu nổi tại sao có thể buộc tội phản bội cho cả một dân tộc, kể cả phụ nữ, trẻ nhỏ, người già, người cộng sản, đoàn viên Komsomol, v.v... ; làm sao có thể áp dụng các biện pháp khủng bố trả đũa đối với cả một dân tộc - khiến họ phải đau khổ và chịu đựng - v́ những hành vi của một số người hay một số tập đoàn chống lại ta.(4)

Sau cuộc chiến tranh cứu quốc, đất nước ta đă tự hào nhớ lại những chiến thắng vẻ vang, đạt được nhờ sự hy sinh vô bờ bến và những cố gắng vĩ đại của toàn dân. Cả nước như sống trong một cơn sảng khoái chính trị. Đảng ta sau chiến tranh lại càng gắn bó hơn trước. Trong lửa đạn chiến tranh, đội ngũ cán bộ đảng đă được tôi luyện và vững mạnh. Trong những điều kiện đó, không ai trong đảng có thể nghĩ tới khả năng một âm mưu ǵ.

Và chính trong thời kỳ này, cái gọi là "vụ án Lêningrát" đă nảy ra. Ngày nay chúng ta đă chứng tỏ được đây chỉ là một vụ ngụy tạo. Trong số các đồng chí bị sát hại hoàn toàn oan uổng, có Vôdơnêsensky, Kudơnétsốp, Rôđiônốp, Pốpkốp(5) và nhiều người khác.

Như chúng ta đă biết, đồng chí Vôdơnêsensky và Kudơnétsốp là những lănh đạo tài ba và xuất sắc. Họ đă có lúc rất gần gũi Stalin. Chỉ cần nhắc đến việc Stalin đă giao phó trọng trách Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Chính phủ cho đồng chí Vôdơnêsensky và đồng chí Kudơnétsốp đă được bầu làm bí thư Ban chấp hành trung ương đảng. Ngay việc Stalin ủy nhiệm Kudơnétsốp lănh đạo các tổ chức an ninh nhà nước(6) cũng chứng tỏ Kudơnétsốp được tin cẩn đến mức nào.

Làm sao có thể xảy ra chuyện những người này bị tố cáo là "kẻ thù của nhân dân" và bị thủ tiêu ? Những sự kiện xảy ra đă chứng minh "vụ án Lêningrát" là một biểu hiện của sự độc đoán sta-lin-nít đối với các cán bộ đảng.

Nếu hồi đó, trong Ban chấp hành trung ương và Bộ Chính trị t́nh h́nh diễn ra b́nh thường th́ những việc như thế đă được bàn bạc theo cách làm thực tiễn của đảng và những sự việc liên quan đến nó đă được cân nhắc. Như thế, vụ việc này - cũng như các vụ tương tự - đă không thể nào xảy ra được.

Tôi cần phải nói rằng sau chiến tranh, t́nh h́nh ngày càng phức tạp. Stalin ngày càng thất thường hơn, nóng nảy hơn và hung hăn hơn ; đặc biệt là tính đa nghi ngày càng tăng lên. Căn bệnh săn đuổi cuồng bạo của đồng chí ấy đă đạt tới mức độ không thể tưởng tượng được. Trước mắt Stalin, nhiều cộng sự đă trở thành kẻ thù. Sau chiến tranh, Stalin ngày càng tách rời tập thể. Stalin một ḿnh định đoạt mọi việc, không để ư đến một ai hoặc một sự kiện nào cả.

Tính đa nghi không thể tưởng tượng nổi này của Stalin được một tên khiêu khích hạ đẳng và đê tiện là Bêrya lạm dụng một cách rất khôn khéo. Y đă sát hại hàng ngàn người cộng sản và thường dân xô-viết trung thành. Sự thăng chức nhanh chóng của Vôdơnêsensky và Kudơnétsốp khiến Bêrya lo ngại. Cũng như hiện nay, ta đă có bằng chứng Bêrya là người đă "xung phong" phục vụ Stalin về việc y và các đồng sự đă bày đặt một tài liệu dưới h́nh thức những lời tuyên bố, những thư nặc danh cùng mọi thứ đồn đại và đơm đặt khác.(7)

Ban chấp hành trung ương đảng đă xem xét lại vụ án giả mạo mà người ta gọi là "vụ án Lêningrát" ; những người vô tội bị hành hạ đă được minh oan và danh dự vẻ vang của tổ chức đảng vùng Lêningrát được phục hồi. Những kẻ bày đặt vụ án này như Abakumốp(8) và bè lũ bị đưa ra ṭa án ; chúng bị xét xử ở Lêningrát và đă đền tội một cách đích đáng.

Có người đặt câu hỏi : tại sao đến giờ chúng ta mới thấy rơ cốt lơi của vụ này, tại sao trước kia - lúc sanh thời Stalin - chúng ta không làm ǵ để ngăn cản việc những người vô tội bị giết hại ? Bởi Stalin đă đích thân để tâm đến "vụ án Lêningrát" và đa số ủy viên Bộ Chính trị hồi đó đă không biết mọi chi tiết của vụ này, v́ vậy họ không thể can thiệp.

Khi Stalin nhận được những tài liệu do Bêrya và Abakumốp chuyển đến, đồng chí ấy không hề xem xét những lời vu khống mà lập tức hạ lệnh chấm dứt mọi điều tra về "vụ việc" của Vôdơnêsensky và Kudơnétsốp. Điều này định đoạt số phận của họ.

Trên phương diện này, vụ án tổ chức quốc gia Mingrêlia - dường như hoạt động ở vùng Grudya - cũng rất có tính tiêu biểu. Như chúng ta biết, những nghị quyết về vụ này đă được Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Liên Xô thông qua hồi tháng 11-1951 và tháng 3-1952, nhưng không hề được thảo luận trước ở Bộ Chính trị. Stalin đă đích thân đọc chúng cho người ta viết, và những nghị quyết ấy đă kết án rất nặng nề nhiều người cộng sản nhiệt huyết. Theo những tài liệu được đưa ra, người ta bảo rằng ở Grudya có một tổ chức quốc gia đặt mục đích thủ tiêu chính quyền xô-viết với sự viện trợ của các siêu cường đế quốc.

Dựa vào đó, hàng loạt cán bộ lănh đạo đảng và xô-viết đă bị bắt giam. Sau này, chúng ta có những bằng cớ chứng tỏ đây chỉ là chuyện vu khống nhằm chống lại tổ chức đảng ở Grudya.

Chúng ta biết ở Grudya cũng như tại nhiều vùng khác, thỉnh thoảng chủ nghĩa quốc gia tư sản mang tính địa phương lại bùng lên. Một câu hỏi được đề ra : thử hỏi ở vào thời kỳ những nghị quyết nói trên được thông qua, những xu hướng quốc gia có đến mức khiến việc Grudya tách rời khỏi Liên bang Xô Viết và sát nhập với Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một mối họa thực sự hay không ? (Tiếng ồn ào và tiếng cười trong pḥng họp )

Dĩ nhiên, tất cả những điều ấy chỉ là nhảm nhí. Hoàn toàn loại trừ khả năng có người nào đó nghĩ đến một chuyện như thế. Ai cũng biết vùng Grudya đă phát triển như thế nào trên địa hạt kinh tế và văn hóa dưới sự chế độ xô-viết. Sản lượng công nghiệp của Cộng ḥa Grudya đă tăng gấp 27 lần so với thời kỳ trước cách mạng. Nhiều ngành công nghiệp mới - trước đây không có ở Grudya - đă xuất hiện : công nghiệp gang thép, công nghiệp dầu lửa, chế tạo cơ khí, v.v... Nạn mù chữ, trước cách mạng chiếm tỷ lệ 78% dân chúng Grudya, đă được thanh toán từ lâu.

Khó có thể tưởng tượng được dân Grudya lại đi phấn đấu để sát nhập với Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi so sánh hoàn cảnh của họ với t́nh cảnh nặng nề của quần chúng lao động Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1955, tính theo đầu người, Grudya sản xuất thép gấp 18 lần Thổ Nhĩ Kỳ. Về điện lực, Grudya sản xuất gấp chín lần Thổ Nhĩ Kỳ, cũng tính theo đầu người. Theo kê khai dân số năm 1950, 65% dân số Thổ Nhĩ Kỳ mù chữ ; tỉ lệ này lên đến 80% ở phụ nữ. Nước Grudya có 19 trường đại học và cao đẳng với 39 ngàn sinh viên, nghĩa là nhiều gấp tám lần Thổ Nhĩ Kỳ (tính theo một ngàn nhân khẩu). Đời sống sung túc của công nhân nước Grudya được nâng cao chưa từng thấy dưới chế độ xô-viết.

Hiển nhiên là khi nền kinh tế và văn hóa - cũng như nhận thức chủ nghĩa xă hội của quần chúng lao động - phát triển ở nước Grudya, nguồn suối nuôi dưỡng động lực của chủ nghĩa quốc gia tư sản càng bị cạn kiệt.

Những biến cố xảy ra sau đó chứng tỏ không có một tổ chức quốc gia nào ở Grudya cả. Hàng ngàn người vô tội đă trở thành nạn nhân của chính sách độc đoán và vô luật pháp. Và tất cả những điều này đă xảy ra dưới sự lănh đạo "thiên tài" của Stalin, "người con vĩ đại của dân tộc Grudya", như dân chúng Grudya vẫn thích gọi Stalin như thế. (Pḥng họp náo động)


(1) Người Karachai xuất xứ từ một dân tộc thiểu số Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Tây Kápkadơ, bị Nga chiếm vào thế kỷ 19. Dân tộc này có chừng 75.000 người. Phần lớn đất đai của họ bị sát nhập vào nước Grudya.

(2) Dân tộc Kanmức sống ở vùng thảo nguyên phía Tây cửa sông Vônga, tiếng nói của họ thuộc hệ Mông Cổ.

(3) Chêchen và Ingushơ là hai dân tộc sống ở phía Bắc sườn núi Kápkadơ, có tiếng nói thuộc hệ ngôn ngữ Kápkadơ.

(4) Người phụ trách việc đày ải các dân tộc này là Bêrya. Sau khi chiếm được vùng Kápkadơ, phát-xít Đức hứa sẽ mang lại nền độc lập cho người Chêchen,Ingushơ, Banka và Kanmức ; v́ vậy, một số người thuộc các dân tộc này theo quân Đức. Dựa vào cớ đó, Stalin đă thực hiện những vụ đày ải đại quy mô và đẫm máu đối với các dân tộc nói trên.

(5) Nikôlai Vôdơnêsensky (1903-1950) : viện sĩ, ủy viên Ban chấp hành Trung ương năm 1939, chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, ủy viên Bộ Chính trị năm 1947, phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

·        Alếchxây Kudơnétxốp : bí thư thành ủy Lêningrát năm 1945, bí thư Ban chấp hành Trung ương và ủy viên phụ trách Ban tổ chức Trung ương năm 1946.

·        Mikhain Rôđinốp : thủ tướng Cộng ḥa Liên Xô, ủy viên phụ trách Ban tổ chức Trung ương năm 1946.

·        Piốt Pốpkốp : ủy viên Ban chấp hành Trung ương năm 1939, bí thư thứ nhất thành ủy Lêningrát năm 1949.

(6) Kudơnétxốp lănh đạo hai cơ quan an ninh : Bộ An ninh Quốc gia và Bộ Nội vụ.

(7) Đổ cho Bêrya và Abakumốp mọi tội lỗi trong "vụ án Lêningrát" là một quan điểm thường thấy ở Liên Xô ngày xưa. Kỳ thực, Stalin chỉ đạo trực tiếp vụ này, v́ ông ta lo ngại Vôdơnêsensky và Kudơnétxốp, hai nhà lănh đạotrẻ xuất sắc và có tầm nh́n độc lập sẽ có thể trở nên một đe dọa cho quyền uy của ḿnh.

(8) Victor S. Abakumốp : bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia thời kỳ 1947-1951, bị xử tử năm 1954.

 

 

 

Xem tiếp