Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Trở về trang chính

BÁO CÁO MẬT CỦA KHRUSHỐP VỀ STALIN

 

Tại phiên họp kín ngày 25-2-1956 của Đại hội lần thứ XX đảng cộng sản Liên Xô

 

Đoạn trước

 

Đoạn 14 (hết) : Sùng bái cá nhân và những tổn thất do nó gây ra

Thưa các đồng chí,

Sự sùng bái cá nhân đă dẫn đến việc sử dụng những nguyên tắc sai lầm trong công tác đảng và sinh hoạt kinh tế. Nó đă đem lại những hậu quả như xâm phạm nặng nề dân chủ trong nội bộ đảng và xô-viết, tạo ra tổ chức hành chính tê liệt, dẫn đến những đường lối lệch lạc đủ thứ : che giấu thiếu sót, tô son điểm phấn sự thật. Trong dân chúng, có đầy rẫy những kẻ nịnh hót, bợ đỡ, chuyên nghề lừa phỉnh và đánh lạc hướng.

Nhưng cũng không nên quên là v́ vô số cán bộ lănh đạo đảng, nhà nước và lănh đạo kinh tế bị bắt, nhiều đảng viên dè dặt trong công việc, trở nên quá thận trọng trong lời nói và việc làm, sợ mọi thứ đổi mới. Họ sợ ngay cả cái bóng của ḿnh và kém hẳn sáng kiến trong công tác.

Chẳng hạn, hăy xem xét những nghị quyết của đảng và của xô-viết. Chúng được thảo ra theo khuôn mẫu nhất định, nhiều khi hoàn toàn không đếm xỉa ǵ đến t́nh h́nh cụ thể. Và mọi sự đến nỗi là ngay cả trong những cuộc hội thảo nhỏ, các cán bộ đảng cũng đọc những bài diễn văn viết sẵn. Tất cả những điều này đem lại hiểm họa : công tác đảng và xô-viết trở nên h́nh thức, toàn thể bộ máy tổ chức bị quan chế hóa.

Cách thức lănh đạo nông nghiệp của Stalin chứng tỏ đồng chí ấy không có ư quan sát thực tế và thiếu hiểu biết hoàn cảnh thực tại của đất nước đến mực nào.

Những ai đă chú ư - dầu chỉ một chút - những điều diễn ra trên đất nước, đều thấy hiện trạng rất khó khăn của nền nông nghiệp chúng ta. Nhưng Stalin chẳng bao giờ để tâm đến chuyện này. Chúng tôi có nói với Stalin về vấn đề này không ? Có, nhưng không được đáp ứng. V́ sao ? Bởi Stalin chẳng bao giờ chịu đi thăm các nơi, chẳng bao giờ gặp gỡ công nhân và nông dân nông trang tập thể. Stalin chẳng hiểu ǵ về thực trạng ở nông thôn.

Stalin chỉ biết đất nước và nền nông nghiệp qua phim ảnh. Nhưng những bộ phim này đă tô điểm sự thật trong địa hạt nông nghiệp. Thậm chí, nhiều bộ phim c̣n miêu tả đời sống các nông trang tập thể dường như thịt gà thịt ngỗng đầy rẫy trên các bàn ăn sắp làm chân bàn đổ sụp. Hẳn Stalin tin là điều này cũng diễn ra trong thực tế.

Lênin quan sát thực tế đời sống một cách hoàn toàn khác : đồng chí luôn gần gũi nhân dân, đón tiếp các phái đoàn nông dân và thường xuyên phát biểu ở các buổi họp trong các nhà máy, xí nghiệp. Lênin cũng đích thân đi thăm các làng mạc và chuyện tṛ với nông dân.

Ngược lại, Stalin xa rời nhân dân và chẳng đi thăm viếng nơi nào cả. Sự kiện này kéo dài hàng mấy chục năm. Stalin đi thăm nông thôn lần cuối cùng vào tháng 1-1928, nhân dịp đồng chí ấy đến Sibia giải quyết vấn đề ngũ cốc. Như thế, làm sao Stalin có thể hiểu biết hiện trạng ở các tỉnh ?

Trong một cuộc thảo luận, chúng tôi báo cáo với Stalin về t́nh h́nh khó khăn ở các làng mạc, đặc biệt là việc chăn nuôi gia súc và sản xuất thịt rất tồi. Một ủy ban được thành lập với nhiệm vụ thảo ra dự án nghị quyết Những biện pháp cần được áp dụng để phát triển mức chăn nuôi gia súc ở các nông trang tập thể(1) và nông trường quốc doanh(2). Chúng tôi đă thảo ra dự án đó.

Tất nhiên, những đề nghị của chúng tôi thời ấy không đề cập đến tất cả mọi khả năng, nhưng chúng tôi cũng đă vạch ra những phương hướng nhằm nâng cao mức chăn nuôi gia súc trong các nông trang tập thể và nông trường quốc doanh. Chúng tôi đề nghị tăng giá các sản phẩm chế biến từ thịt và như thế, khiến những nông trang viên, những công nhân các trạm máy cày và những người lao động trong nông trường quốc doanh có liên quan về mặt vật chất với công việc. Nhưng dự án của chúng tôi không được chấp thuận và bị bác bỏ hoàn toàn vào hồi tháng 2-1953.

Thậm chí, trong khi bàn bạc dự án của chúng tôi, Stalin c̣n đề nghị tăng thuế của các nông trang tập thể và của các nông trang viên lên 40 tỉ rúp ; đồng chí ấy cho rằng tầng lớp nông dân sống quá thoải mái và một nông trang viên chỉ cần bán một con gà là đủ trả số tiền thuế của anh ta.

Chúng ta thử nghĩ như thế là sao ? Bốn mươi tỉ rúp, số tiền lớn như thế, các nông trang viên - dù bán tất cả sản phẩm của ḿnh cho nhà nước - cũng chẳng đào đâu ra được. Vào năm 1952 chẳng hạn, các nông trang tập thể và người lao động ở đây chỉ thu được 26 tỉ 280 triệu rúp sau khi đă cung cấp hoặc bán hết thảy sản phẩm của ḿnh cho nhà nước.

Thử hỏi khi đưa ra ư kiến này, Stalin có dựa trên những số liệu cụ thể nào không ? Dĩ nhiên là không.

Trong những trường hợp như thế, Stalin không cần chú trọng đến những sự kiện và con số. Một khi Stalin đă nói một điều ǵ, điều đó phải là như thế, bởi lẽ Stalin là bậc "thiên tài" và một thiên tài không cần tính toán, chỉ liếc mắt nh́n qua là đă có thể luận ra cách giải quyết mọi việc. Khi Stalin đưa ra một ư kiến, ai nấy đều phải lặp lại và tâng bốc sự sáng suốt của đồng chí ấy. Nhưng thử hỏi Stalin có sáng suốt chút nào khi đề xuất việc tăng thuế nông nghiệp lên 40 tỉ rúp ? Không, hoàn toàn không có chút sáng suốt nào, bởi đề nghị ấy không căn cứ ở sự đánh giá và cân nhắc hiện trạng thực tế mà chỉ là ư định hăo huyền của một kẻ xa rời thực tế.

Hiện nay, chúng ta đang dần dần thoát khỏi t́nh trạng khó khăn trong nông nghiệp. Diễn văn của các đại biểu trong Đại hội lần thứ XX này làm tất cả chúng ta lạc quan ; chúng ta vui mừng khi thấy nhiều có đại biểu phát biểu, chúng ta vui mừng v́ thấy đă có các điều kiện để chỉ trong ṿng hai hay ba năm hoàn thành kế hoạch năm năm lần thứ sáu của ngành chăn nuôi gia súc. Chúng tôi tin chắc những nhiệm vụ của kế hoạch năm năm mới sẽ được thực hiện với kết quả tốt. (Vỗ tay kéo dài)

Thưa các đồng chí,

Nếu hôm nay chúng ta phê phán nghiêm khắc tệ sùng bái cá nhân đă lan tràn mọi nơi khi Stalin c̣n sống, nếu hôm nay chúng ta vạch ra nhiều hiện tượng tiêu cực xuất phát từ tệ sùng bái cá nhân - vốn xa lạ với tinh thần học thuyết Mác-Lênin -, một vài người có thể đặt câu hỏi : v́ sao điều này có thể xảy ra ?

Stalin đứng đầu đảng và đất nước trong suốt ba mươi năm và đă đạt được nhiều thắng lợi trong đời. Chúng ta có thể phủ nhận được điều đó không ?

Tôi tin rằng chỉ những người bị tệ sùng bái cá nhân làm mù quáng và chi phối đến mức vô vọng, chỉ những người không hiểu bản chất cuộc cách mạng và nhà nước xô-viết, không biết nắm bắt vai tṛ của đảng và nhân dân theo quan niệm lê-nin-nít trong quá tŕnh phát triển của xă hội, mới đặt câu hỏi như thế.

Cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân và nông dân nghèo thực hiện, với sự ủng hộ của một bộ phận trung nông. Chiến thắng này do nhân dân giành được dưới sự lănh đạo của đảng bônsêvích. Công lao của Lênin nằm ở chỗ đồng chí đă thành lập một đảng chiến đấu của giai cấp công nhân ; Lênin đă nắm vững các quy luật phát triển xă hội theo quan điểm mác-xít và khoa học dẫn dắt giai cấp vô sản đến thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản ; đồng chí đă tôi luyện đảng trong ḷ lửa chiến đấu cách mạng của quần chúng nhân dân. Trong cuộc đấu tranh này, đảng đă luôn luôn bảo vệ các quyền lợi của nhân dân, đă trở thành người lănh đạo giàu kinh nghiệm của nhân dân và đă đưa quần chúng lao động lên chính quyền, dẫn dắt họ thiết lập nhà nước xă hội chủ nghĩa đầu tiên.

Các đồng chí chắc hẳn c̣n nhớ nhận định sáng suốt của Lênin. Lênin nói :

Sức mạnh của nhà nước xô-viết tiềm ẩn trong sự giác ngộ của quần chúng nhân dân, rằng lịch sử là do hàng triệu, hàng chục triệu con người làm ra.

Chúng ta đă đạt được những chiến thắng lịch sử nhờ công tác tổ chức của đảng, của những tổ chức địa phương và sự hy sinh quên ḿnh của nhân dân vĩ đại. Những chiến thắng ấy là kết quả sự cố gắng vô biên và công tác của toàn thể nhân dân và đảng, và tuyệt nhiên không phải thành quả lănh đạo của Stalin như người ta từng khẳng định trong thời kỳ sùng bái cá nhân.

Nếu chúng ta nghiên cứu vấn đề này như những người mác-xít - lê-nin-nít, phải tuyên bố một cách không úp mở : hệ thống lănh đạo được áp dụng trong những năm cuối đời Stalin đă thành một trở ngại nghiêm trọng trên con đường phát triển của xă hội Liên Xô.

Nhiều khi, Stalin thường tŕ hoăn trong nhiều tháng những vấn đề rất quan trọng - đáng ra phải giải quyết cấp thời - liên quan đến sinh hoạt của đảng và nhà nước. Trong thời kỳ Stalin lănh đạo, những mối quan hệ ḥa b́nh giữa nước ta và các dân tộc khác lắm lúc bị đe dọa bởi quyết định của một cá nhân độc nhất có thể gây ra (và đă hay gây ra) nhiều phiền phức lớn.

Trong những năm gần đây, khi chúng ta thoát khỏi những thực tế tai hại của tệ sùng bái cá nhân và khi chúng ta áp dụng nhiều biện pháp thích ứng trên lĩnh vực đối nội và đối ngoại, mọi người đều có thể thấy : sự tích cực và các sáng kiến của đông đảo quần chúng lao động tăng tiến và phát triển như thế nào ở mọi nơi. Tất cả những điều này đă có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển kinh tế và văn hóa. (Vỗ tay)

Một vài đồng chí có thể đặt câu hỏi : "Thử hỏi các ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương lúc đó ở đâu ? Sao không thấy các đồng chí ấy lên tiếng kịp thời chống tệ sùng bái cá nhân ? Tại sao điều này đến giờ mới diễn ra ?"

Trước hết, cần phải chú ư tới một hoàn cảnh : các ủy viên Bộ Chính trị nh́n nhận những vấn đề này một cách khác nhau trong các thời kỳ khác nhau. Thoạt đầu, nhiều người trong số họ ủng hộ tích cực Stalin v́ đồng chí ấy là một trong những nhà mác-xít đáng kể nhất và lư luận, sức mạnh và nghị lực của Stalin có ảnh hưởng lớn đến các cán bộ đảng và công tác đảng.

Ai cũng biết sau khi Lênin mất, đặc biệt vào thời kỳ đầu, Stalin đă đấu tranh tích cực bảo vệ học thuyết lê-nin-nít, chống lại kẻ thù và những người rời bỏ học thuyết này. Xuất phát từ chủ nghĩa Lênin, đảng ta - đứng đầu là Ban chấp hành trung ương - đă triển khai sự nghiệp vĩ đại nhằm công nghiệp hóa xă hội chủ nghĩa đất nước, tập thể hóa nền nông nghiệp và thực hiện cuộc cách mạng văn hóa. Hồi đó, Stalin rất được ḷng dân, được quần chúng cảm t́nh và ủng hộ. Đảng đă phải đấu tranh chống những kẻ muốn đưa xứ sở chúng ta khỏi đường lối lê-nin-nít ; đảng đă phải đấu tranh chống bè lũ trốt-kít, Dinôviép, bọn hữu khuynh và lũ quốc gia tư sản. Cuộc đấu tranh này là cần thiết. Nhưng về sau Stalin ngày càng ỷ vào quyền hành của ḿnh, mở cuộc tấn công những lănh tụ uy tín của đảng, chính phủ và sử dụng những phương pháp khủng bố chống lại những công dân xô-viết trung thực. Như chúng ta đă thấy, Stalin đă áp dụng những biện pháp như thế với những lănh đạo xuất sắc của đảng và chính phủ, như các đồng chí Kốtsiô, Rútdutác, Âykhê, Pôstưshép và nhiều người khác.(3)

Nếu ai đó thử phản đối những nghi hoặc và buộc tội hoàn toàn vô cơ sở, người ấy sẽ là nạn nhân của những cuộc đàn áp khủng bố. Trường hợp của đồng chí Pôstưshép rất đặc trưng về phương diện đó.

Trong một bài phát biểu, Stalin lên tiếng chỉ trích Pôstưshép - v́ đồng chí này tỏ vẻ bất b́nh - và đặt câu hỏi cho đồng chí Pôstưshép : "Anh thử nói xem, thật ra anh là ai ?" Đồng chí Pôstưshép cứng rắn đáp : "Là người bônsêvích, thưa đồng chí Stalin, tôi là người bônsêvích".

Lời nói quả quyết này, thoạt đầu được coi là thiếu lễ độ đối với Stalin ; sau đó trở thành hành động phá hoại và cuối cùng dẫn đến kết quả Pôstưshép bị xử tử. Đồng chí bị buộc tội một cách vô cớ là "kẻ thù của nhân dân".

Hồi ấy, tôi thường đàm luận về hiện trạng thực tế với Nikôlai Alếchsanđrôvích Bunganin ; một bận, khi hai chúng tôi cùng đi đâu đó bằng xe hơi, đồng chí Bunganin bảo tôi : "Đôi khi, ai đó được Stalin mời đến gặp mặt như một người bạn. Nhưng lúc đối diện với Stalin, anh ta không biết sau đó ḿnh sẽ đi đâu : về nhà ḿnh hay vào nhà tù."

Dễ hiểu là trong những hoàn cảnh như thế, các ủy viên Bộ Chính trị ở trong t́nh thế rất khó khăn. Và nếu chúng ta xét đến chuyện trong những năm gần đây, những khóa họp toàn thể Ban chấp hành trung ương không hề được triệu tập và Bộ Chính trị cũng chỉ thỉnh thoảng mới họp, chúng ta có thể hiểu : rất khó cho một thành viên Bộ Chính trị nếu đồng chí ấy lên tiếng chỉ trích một biện pháp bất công hay sai trái nào đó, hoặc chống lại những sai lầm và thiếu sót nghiêm trọng trong công tác lănh đạo.

Cũng như chúng tôi đă nhắc đến, nhiều quyết nghị chỉ do một cá nhân định đoạt, hoặc chỉ được định đoạt gián tiếp, không thông qua thảo luận tập thể. Mọi người đều biết số phận thảm thương của đồng chí Vôdơnêsensky, ủy viên Bộ Chính trị, nạn nhân của nạn khủng bố sta-lin-nít. Việc khai trừ đồng chí Vôdơnêsensky khỏi Bộ Chính trị đă được quyết định gián tiếp, không hề có một cuộc thảo luận nào cả. Quyết định khai trừ các đồng chí Kudơnétsốp và Rôđiônốp cũng được định đoạt theo lối ấy.

Vai tṛ quan trọng của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương bị thu hẹp và công việc của cơ quan này bị xáo trộn v́ ngay trong Bộ Chính trị, người ta đă tạo lập nên đủ thứ ủy ban hẹp hơn với những nhăn hiệu như "Ủy ban năm người", "Ủy ban sáu người", "Ủy ban bảy người" và "Ủy ban chín người". Chẳng hạn, chúng ta thử coi nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 3-10-1946 :

Đề nghị của đồng chí Stalin :

1. Trong thời gian tới, Ban đối ngoại thuộc Bộ Chính trị ("Ủy ban sáu người") - ngoài vấn đề ngoại giao - sẽ trách nhiệm thêm về những vấn đề dính líu đến xây dựng nội bộ và đối nội.

2. Chỉ định thêm đồng chí Vôdơnêsensky - chủ tịch Ủy ban Kinh tế Kế hoạch Nhà nước - vào "Ủy ban sáu người". Ủy ban này sẽ trở thành "Ủy ban bảy người".

Kư tên : Bí thư Ban chấp hành trung ương. J. Stalin

Thật là thứ ngôn ngữ cờ bạc ! (Tiếng cười trong pḥng họp)

Dĩ nhiên, việc tạo lập trong Bộ Chính trị những ủy ban hẹp hơn theo cách đó ("Ủy ban năm người", "Ủy ban sáu người", "Ủy ban bảy người", "Ủy ban chín người") trái với nguyên tắc lănh đạo tập thể. Hậu quả của việc này là vài ủy viên Bộ Chính trị bị loại khỏi các cuộc thảo luận về những vấn đề quan trọng nhất của đất nước.

Một trong những thành viên kỳ cựu nhất của đảng, đồng chí Vôrôshilốp đă từng rơi vào hoàn cảnh không thể chịu nổi. Trong nhiều năm ṛng, đồng chí thực sự mất quyền tham dự các buổi họp của Bộ Chính trị. Stalin đă cấm đồng chí dự các buổi họp và xem xét các tài liệu. Cứ mỗi lần biết Bộ Chính trị sửa soạn hội họp, đồng chí Vôrôshilốp lại gọi điện thoại cho Stalin hỏi xem ḿnh có được phép tham dự hội nghị hay không. Đôi khi Stalin cho phép, nhưng luôn luôn từ chối.

Do bản tính nghi ngờ quá đỗi, Stalin c̣n có ư nghĩ phi lư và nực cười rằng đồng chí Vôrôshilốp là gián điệp Anh. (Tiếng cười trong pḥng họp)

Thật thế, điệp viên Anh quốc ! Người ta đă đặt ở nhà đồng chí Vôrôshilốp một dụng cụ đặc biệt, có thể ghi âm tất cả các cuộc nói chuyện. (Phẫn nộ trong pḥng họp)

Với một quyết định độc đoán, Stalin c̣n loại thải một đồng chí khác ra ngoài Bộ Chính trị. Đó là đồng chí Anđrêêvích Anđrêép. Đây là một trong những biểu hiện độc đoán nhất của sự chuyên quyền.

Tôi c̣n nhớ hội nghị toàn thể đầu tiên sau Đại hội lần thứ XIX của Ban chấp hành trung ương. Trong bài phát biểu của ḿnh, Stalin phân tích về Môlôtốp và Mikôian và tỏ ư rằng hai cán bộ kỳ cựu này của đảng ta đă phạm những sai lầm nào đó chưa được chứng tỏ. Không loại trừ khả năng nếu Stalin c̣n nắm chính quyền thêm vài tháng nữa, có lẽ các đồng chí Môlôtốp và Mikôian không thể đọc tham luận ở Đại hội hôm nay.

Rơ ràng Stalin đă muốn "thanh toán" tất cả các thành viên cũ của Bộ Chính trị. Stalin thường tuyên bố cần thay thế các ủy viên kỳ cựu của Bộ Chính trị bằng những người mới.

Đề nghị của Stalin sau Đại hội lần thứ XIX - về vấn đề Ban chấp hành trung ương lựa chọn một Đoàn Chủ tịch gồm 25 người - nhằm loại bỏ mọi ủy viên cũ của Bộ Chính trị và thâu nhập vào đó những kẻ kém kinh nghiệm, nhưng sẵn sàng tâng bốc Stalin ở mức độ cao nhất.(4)

Cũng có thể giả thiết rằng Stalin c̣n chủ định thanh toán các thành viên cũ của Bộ Chính trị và như thế, cố giấu diếm những hành vi đáng hổ thẹn mà hôm nay, chúng ta đang phân tích ở đây.

Thưa các đồng chí,

Để những sai lầm của quá khứ khỏi lặp lại, Ban chấp hành trung ương cương quyết tuyên bố chống tệ sùng bái cá nhân. Chúng ta nhận thấy Stalin đă được tán dương một cách quá đáng. Nhưng, trong quá khứ, không thể chối căi được là Stalin đă có những công trạng lớn đối với đảng, với giai cấp công nhân và phong trào lao động quốc tế.

Vấn đề trở nên phức tạp ở chỗ tất cả những điều chúng ta vừa thảo luận đă xảy ra lúc sinh thời Stalin, dưới sự lănh đạo và ủng hộ của Stalin ; Stalin tin chắc điều đó là cần thiết cho việc bảo vệ những quyền lợi của giai cấp công nhân trước những mưu mô của kẻ thù và những đợt tấn công đe dọa từ phe đế quốc.

Trong mọi hành động, Stalin tuân thủ lợi ích của giai cấp công nhân, lợi ích của người lao động và của thắng lợi của chủ nghĩa xă hội và chủ nghĩa cộng sản. Chúng ta không thể nói những hành động của Stalin là hành động của một kẻ chuyên quyền điên rồ. Stalin tin chắc đó là việc làm cần thiết cho quyền lợi của đảng, của quần chúng cần lao, để bảo vệ những thành quả của cách mạng. Thảm trạng chính là ở chỗ đó !

Thưa các đồng chí,

Lênin đă nhiều lần nhấn mạnh : sự khiêm nhường là đức tính không thể thiếu được của một người bônsêvích chân chính. Bản thân Lênin là hiện thân của sự khiêm tốn ở mức cao nhất. Không thể nói là trong mọi phương diện, chúng ta đă noi theo tấm gương này của Lênin. Nhiều thành phố, nhà máy, cơ sở công nghiệp, nông trang tập thể, nông trường quốc doanh, các cơ quan xô-viết và các tổ chức văn hóa dường như - nếu tôi có thể so sánh như thế - là sở hữu cá nhân ; chúng mang tên các lănh tụ đảng và thành viên chính phủ, mặc dầu những người này vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và công tác tích cực. Nhiều người trong số chúng ta đă để người ta lấy tên ḿnh đặt cho các thành phố, các quận huyện, các xí nghiệp và nông trang tập thể. Cần chấn chỉnh lại điều này. (Vỗ tay)

Nhưng chúng ta phải làm việc đó một cách b́nh tĩnh và từng bước một. Ban chấp hành trung ương sẽ điều tra và thảo luận kỹ càng về vấn đề này để tránh những sai lầm và tổn thất. Tôi c̣n nhớ ở Ukraina hồi xưa, chúng tôi đă biết tin Kốtsiô bị bắt bằng cách nào. Đài phát thanh tỉnh Kiép thường mở đầu chương tŕnh bằng những lời như sau : "Đây là tiếng nói của Kốtsiô". Một bận, chương tŕnh bắt đầu nhưng cái tên Kốtsiô không được nhắc tới, lập tức ai nấy đều hiểu hẳn có chuyện ǵ đă xảy ra với Kốtsiô, chắc là đồng chí ấy đă bị bắt giam và có lẽ đă bị bắn.

Chính v́ thế, nếu hôm nay chúng ta quyết định đổi tên ở mọi nơi, thiên hạ sẽ tưởng những đồng chí - có tên đặt cho các thành phố, xí nghiệp, nông trang tập thể - cũng chịu số phận hiểm nghèo và có lẽ đă bị bắt giữ. (Pḥng họp xáo động)

Hiện nay, chúng ta thường đánh giá quyền hành và tầm quan trọng của một người trên cơ sở gí ? Tùy theo số lượng các thành phố, các nhà máy, các nông trang tập thể và nông trang quốc doanh mang tên người đó. Phải chăng đă đến lúc cần loại bỏ những thứ "sở hữu cá nhân" đó và "quốc hữu hóa" lại các nhà máy, các nông trang tập thể và nông trường quốc doanh. (Tiếng cười, tiếng vỗ tay, tiếng hô "Đúng lắm !")

Điều này chỉ có lợi cho sự nghiệp của chúng ta. Bởi tệ sùng bái cá nhân cũng biểu hiện ở đây.

Chúng ta cần phải nghiên cứu thật cẩn trọng vấn đề sùng bái cá nhân. Chúng ta không thể để vấn đề này lọt ra ngoài phạm vi đảng ; nhất là chớ để giới báo chí biết tin này. V́ thế chúng ta bàn bạc ở đây, trong khóa họp kín của Đại hội. Việc ǵ cũng có giới hạn của nó. Chúng ta phải biết có thể đi xa tới đâu, không được nối giáo cho giặc, không được giặt áo bẩn trước mắt kẻ thù. Tôi tin rằng các đại biểu Đại hội sẽ diễn giải và thấu hiểu đúng đắn những đề nghị này của tôi. (Vỗ tay dữ dội)

Thưa các đồng chí,

Chúng ta cần chấm dứt tệ sùng bái cá nhân một cách cương quyết nhất, thật dứt khoát ; chúng ta cần rút ra những kết luận đúng đắn trên phương diện tư tưởng - lư thuyết cũng như công tác thực tiễn.

Nhắm mục tiêu đó, chúng ta cần :

1. Phải bàn bạc và loại trừ tệ sùng bái cá nhân như một hiện tượng xa lạ với học thuyết Mác-Lênin và không thích hợp với những nguyên tắc lănh đạo đảng và những chuẩn mực của sinh hoạt đảng. Phải nhất quyết đấu tranh chống lại các mưu toan ḥng khôi phục thói tục đó dưới h́nh thức này khác.

Phải lập lại và đưa ra thực hiện - trong toàn bộ công tác tư tưởng - những nguyên lư quan trọng nhất của khoa học mác-xít - lê-nin-nít : coi nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, sáng tạo ra mọi cơ sở vật chất và tinh thần cho nhân loại, coi đảng mác-xít đóng vai tṛ quyết định trong cuộc đấu tranh cách mạng nhằm biến đổi xă hội, tiến tới thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.

Trong tinh thần đó, chúng ta bắt buộc phải thực hiện một công việc đồ sộ - dưới ánh sáng học thuyết Mác-Lênin - nhằm khảo sát chi tiết và sửa chữa những tư tưởng sai lệch về vấn đề sùng bái cá nhân, rất thịnh hành trong lĩnh vực lịch sử, triết học, kinh tế và các ngành khoa học khác, cũng như trong văn học và nghệ thuật thuật.

Đặc biệt quan trọng, trong giai đoạn sắp tới, chúng ta phải xuất bản một cuốn sách giáo khoa đứng đắn về lịch sử đảng ta, theo tính khách quan của chủ nghĩa Mác khoa học ; cũng như phải xuất bản một cuốn sách về lịch sử xă hội Liên Xô và một cuốn về những sự kiện thời nội chiến và chiến tranh vệ quốc.

2. Phải tiếp tục công việc do Ban chấp hành trung ương tiến hành trong những năm gần đây một cách thường xuyên và hợp lư. Những đặc điểm của công tác này là :

Áp dụng nghiêm ngặt những nguyên tắc lê-nin-nít về việc lănh đạo đảng trong mọi cơ sở đảng, từ gốc tới ngọn, nhất là nguyên tắc lănh đạo tập thể ; áp dụng nghiêm ngặt những quy tắc sinh hoạt đảng (được ghi trong điều lệ tổ chức đảng) và sau cùng, áp dụng h́nh thức phê và tự phê.

3. Phải lập lại tức khắc những nguyên tắc lê-nin-nít của nền dân chủ xă hội chủ nghĩa xô-viết, được ghi nhận trong Hiến pháp Liên Xô ; phải tranh đấu chống lại sự độc đoán của một số cá nhân lạm dụng quyền hành. Phải chấn chỉnh ngay những tai họa, xuất phát từ các hành động vi phạm pháp chế xă hội chủ nghĩa trong nhiều năm trời do tệ sùng bái cá nhân gây ra.

Thưa các đồng chí,

Đại hội lần thứ XX của đảng cộng sản Liên Xô, với một sinh lực mới, đă biểu lộ sự thống nhất không ǵ phá vỡ nổi của đảng, sự gắn bó quanh Ban chấp hành trung ương, đă chứng tỏ quyết tâm thực hiện sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Bản thân việc chúng ta khảo sát trên mọi phương diện những vấn đề chính của quá tŕnh khắc phục tệ sùng bái cá nhân, vốn xa lạ với học thuyết Mác-Lênin, cũng như vấn đề thanh toán các hậu quả trầm trọng của quan niệm đó, đă chứng tỏ sức mạnh đạo lư và chính trị phi thường của đảng ta. (Vỗ tay kéo dài)

Chúng ta tin chắc rằng đảng ta, dưới ánh sáng những nghị quyết lịch sử của Đại hội lần thứ XX, sẽ đưa nhân dân Liên Xô đến những thành công mới, đến những thắng lợi mới trên con đường Lênin đă vạch ra cho chúng ta. (Vỗ tay rầm rộ và kéo dài)

Chủ nghĩa Lênin - ngọn cờ bách chiến bách thắng của đảng ta - muôn năm ! (Vỗ tay dồn dập và kéo dài, mỗi lúc một rầm rộ. Mọi người đứng lên hoan hô)


(1) Hợp tác xă sản xuất nông nghiệp, xuất hiện cuối thập niên 20 trong quá tŕnh tập thể hoá ở Liên Xô.

(2) Trang trại sản xuất nông nghiệp thuộc sở hữu và quản lư của nhà nước, xuất hiện trong quá tŕnh tập thể hóa nông nghiệp ở Liên Xô.

(3) Đoạn này, Khrushốp muốn chứng tỏ sau khi đă thủ tiêu các cựu đồng chí của Lênin, Stalin quay ra t́m cách thanh trừng các bộ hạ của ḿnh. Một "vụ án" đang được xếp đặt để loại trừ những ủy viên Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, trong đó có Khrushốp, Malenkốp, Mikôian, Môlôtốp, v.v... Đây cũng là một trong những lư do khiến Khrushốp lên tiếng tố cáo Stalin.

(4) Stalin mở rộng Bộ Chính trị thành một thứ Đoàn Chủ tịch và thành lập trong Đoàn Chủ tịch đó một Văn pḥng thu hẹp, có chức năng như Bộ Chính trị cũ. Môlôtốp và Mikôian bị loại khỏi Văn pḥng này.

 

 

Xem tiếp