Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

40 năm ngày đảo chính chế độ Ngô Đ́nh Diệm - 1-11-1963 :

Cái nh́n từ Hà Nội

Bùi Tín 

I. Ngô Đ́nh Diệm với tư cách nhân vật lịch sử 

     Ngô Đ́nh Diệm xuất hiện trong chế độ chính trị Sài G̣n giữa lúc Hội nghị Genève về Đông dương đang diễn ra, khi việc chỉ đạo và chi phí của cuộc chiến tranh Đông Dương đang chuyển hẳn từ Paris sang Washington.

     Ngô Đ́nh Diệm được dư luận thế giới cho rằng là người của Mỹ, do chính giới Mỹ chọn và bồi dưỡng từ lâu.

     Bộ máy tuyên truyền của Hà Nội và cả phe xă hội chủ nghĩa miêu tả khác : Ngô Đ́nh Diệm vốn là tay sai của thực dân Pháp, bỏ quan do kèn cựa với Phạm Quỳnh (cùng là thượng thư triều đ́nh Huế), sau đó theo phát xít Nhật, sau đó được CIA Mỹ tuyển chọn, do ông Hồng y Mỹ Spellman đào tạo và bồi dưỡng trong thời gian thế chiến II trên đất Mỹ để trở thành "tay sai tin cậy và trung thành" của Hoa Kỳ. Hiện nay người trong nước phần lớn tin vào những lời tuyên truyền chính thức rất tùy tiện ấy.

     Cùng với thời gian và sự t́m hiểu những tư liệu lịch sử, tôi thấy rằng cần phải trả lại lẽ công bằng cho nhân vật lịch sử này : ngay từ khi c̣n trẻ Ngô Đ́nh Diệm đă tỏ ra có tư chất thông minh xuất sắc ; ông vào học trường hậu bổ rất sớm, làm tri huyện Hải Lăng khi 28 tuổi, làm tuần phủ Phan Thiết (đứng đầu tỉnh) khi mới 30 tuổi, làm thượng thư bộ Lại (trên thực tế là đứng đầu nội các Nam triều) khi mới 32 tuổi (1933), trong khi trước đó các vị thượng thư như Nguyễn Hữu Bài, Tôn Thất Hân đều trên 60, 70 tuổi cả.

     Ngô Đ́nh Diệm làm thượng thư có bốn tháng, đột nhiên treo ấn từ quan. V́ sao ? Đây vẫn c̣n là điều bí ẩn. Nhiều người giải thích rằng đó là do mâu thuẫn với ông Phạm Quỳnh, thượng thư bộ Học. Năm 1945, tôi được nghe cha tôi (Bùi Bằng Đoàn, cùng dịp ấy được cử làm thượng thư bộ Tư pháp) kể lại trong cuộc nói chuyện với hai ông anh ruột là Bùi Bằng Phấn và Bùi Bằng Thuận rằng : hồi ấy ông Diệm có ngỏ ư với vua Bảo Đại và khâm sứ Trung kỳ (người Pháp) là nước Pháp nên trao lại cho Nam triều các quyền nội trị ở Bắc kỳ y như ở Trung kỳ, và giao thêm cho cho các Hội đồng Dân biểu Trung kỳ và Bắc kỳ một số thực quyền (v́ thật ra hai cơ quan này chỉ có chút quyền tư vấn rất h́nh thức, hiếu hỷ). Theo Ḥa ước Patenôtre 1884 (điều 16), vua Việt Nam trực tiếp giữ mọi quyền nội trị ở Trung kỳ và Bắc kỳ, nhưng đến năm 1887 toàn quyền Pháp Paul Doumer thay đổi cách cai trị ba kỳ với ba chế độ khác nhau, Nam kỳ là thuộc địa, trực trị (colonie), Trung kỳ là bảo hộ (protectorat), c̣n Bắc kỳ th́ tuy mang tên bảo hộ nhưng thực tế lại không do Nam triều trực tiếp thực hiện quyền nội trị, mọi quyền thuộc về viên thống sứ Pháp ! Hai ư kiến của ông Diệm đều bị Pháp từ chối, ông quyết định từ chức.

     Năm 1975, tôi được ông Vũ Ngọc Nhạ, cán bộ t́nh báo Bắc Việt Nam từng làm cố vấn cho ông Ngô Đ́nh Diệm, kể rằng ông Ngô Đ́nh Diệm có lần cho ông biết: khi ông xin từ chức thượng thư bộ Lại vào tháng 7 năm 1933, những người anh em của ông là Ngô Đ́nh Khôi, Ngô Đ́nh Thục, Ngô Đ́nh Nhu, Ngô Đ́nh Luyện đều can ngăn, nhưng ông Diệm nhất định giữ cách xử sự của ḿnh : khi người Pháp tỏ ra cố chấp và không nhích khỏi lập trường thực dân th́ không thể hợp tác với họ được !

     Cũng theo ông Nhạ thuật lại theo lời kể của ông Diệm th́ khi người Nhật làm đảo chính (9-3-1945) gạt bỏ người Pháp, họ đă t́m ông, nhưng ông lánh mặt v́ cho rằng thế của Nhật không vững và họ không thật ḷng trao độc lập cho Việt Nam. Ông Nhạ c̣n cho tôi biết người Mỹ cũng từng ngỏ ư yêu cầu tổng thống Diệm nhượng cho Hoa Kỳ quyền sử dụng Cảng quân sự Cam Ranh trong 10 hay 20 năm ǵ đó, nhưng ông Diệm đă từ chối ngay. Ông nói với ông Nhạ : "Không thể được, lỡ ra sau này có quan hệ Nam - Bắc th́ ta ăn nói với đồng bào miền Bắc ra sao về chuyện này !".

     Tôi cho rằng ông Diệm là một nhân vật chính trị đặc sắc, có ḷng yêu nước sâu sắc, có tính cách cương trực thanh liêm, nếp sống đạm bạc giản dị. Giờ đây chúng ta đă có những bằng chứng về lập trường của ông Ngô Đ́nh Diệm : chống thực dân Pháp, giành lại quyền nội trị đầy đủ, không muốn Hoa kỳ can thiệp sâu, chống lại việc ồ ạt đưa quân chiến đấu Mỹ và nước ngoài vào.

     Ông đă phải trả giá bằng cả sinh mạng ḿnh cho lập trường dân tộc ấy. Ngành tuyên truyền của Hà Nội thường hay so sánh ông Ngô Đ́nh Diệm với ông Hồ Chí Minh theo kiểu yêu nên tốt, ghét nên xấu. Sự thêu dệt cuộc đời Hồ Chí Minh như một nhà hiền triết đạm bạc, đạo đức mẫu mực, khắc khổ tu luyện, tận diệt mọi lạc thú cá nhân trên đời v́ lợi ích của dân tộc đến mức gần đây họ khuyến dụ giới Phật giáo quốc doanh phong ông là Bồ Tát Hồ Chí Minh. Trái ngược với h́nh ảnh Hồ Chí Minh một ḷng v́ dân v́ nước, hy sinh cuộc sống cá nhân để sống cô độc suốt đời, bây giờ người ta đă biết (qua những chứng cứ lịch sử) rằng ông từng cưới vợ ở Hongkong, một thời gian sống chung với Nguyễn Thị Minh Khai, có nhiều người t́nh ở những nơi ông sống qua, có cả con riêng ; thậm chí vợ chính thức cũ Tăng Tuyết Minh cố công đi t́m kiếm người chồng đă trở thành chủ tịch một nước, nhưng ông bỏ mặc… Trong sự so sánh ấy, ông Hồ Chí Minh tỏ ra không bằng ông Ngô Đ́nh Diệm.

     Về tinh thần dân tộc, ông Ngô Đ́nh Diệm cũng tỏ ra hơn hẳn ông Hồ Chí Minh. Ông Diệm không bao giờ ôm vội một học thuyết xa lạ vào ḷng để khóc và hét toáng lên: "Chân lư đây rồi !", hoặc dạy bảo các đồng chí của ḿnh rằng : "Bác bảo đảm hai vị lănh tụ Staline và Mao Trạch Đông không bao giờ phạm sai lầm !", hay là viết cả một cuốn sách dày kư tên Trần Lực để bảo mọi người phải học kinh nghiệm những "bước nhảy vọt" chết người của Mao Trạch Đông !

     Từ khi nhận chức thủ tướng, rồi tổng thống, từ tháng 6-1954 đến cuối năm 1960, trong hơn 5 năm, ông Diệm đă đạt khá nhiều thành tích nổi bật :

     - đón tiếp và ổn định cuộc sống cho khoảng một triệu đồng bào di cư từ Bắc vào ;

     - thực hiện gọn cuộc trưng cầu dân ư nhằm phế truất quốc trưởng Bảo Đại, mở ra nền Đệ nhất Cộng Ḥa ; dẹp bỏ Ngân Hàng Đông Dương, lập Ngân Hàng Quốc Gia và đồng tiền quốc gia ;

     - dẹp các giáo phái có vũ trang được một số thực dân người Pháp tiếp sức ;

     - đóng cửa ṣng bạc Tân Thế Giới của cánh B́nh Xuyên ;

     - mở rộng trường Đại Học Sài G̣n và xây dựng Đại Học Huế…

     Nhưng cũng trong thời gian chấp chính, ông Ngô Đ́nh Diệm cũng đă phạm những sai lầm nặng nề : để cho người trong gia đ́nh tham gia ngày càng sâu vào việc nước, từ anh ông là giám mục Ngô Đ́nh Thục, đến em ông là Ngô Đ́nh Nhu, Ngô Đ́nh Cẩn và đặc biệt là cô em dâu ngổ ngáo Trần Lệ Xuân, tạo nên h́nh ảnh gia đ́nh trị độc đoán kiểu phong kiến.

     Có thể nói sau hơn 5 năm ổn định, có một số thành tích nổi sau khi kết thúc thời kỳ Bảo Đại - thuộc Pháp, từ năm 1960, chế độ Ngô Đ́nh Diệm bước vào thời kỳ khủng hoảng. Lẽ ra phải tỉnh táo đối phó, sửa chữa sai lầm, bổ khuyết những thiếu sót th́ chính quyền Ngô Đ́nh Diệm lại trở nên kiêu ngạo, tự phụ và chủ quan, độc đoán hơn.

     Một bằng chứng mà ai cũng thấy được là vào tháng 11-1960, sau khi dẹp được cuộc đảo chính của một số sĩ quan dù, đáng lẽ phải xem xét lại những khiếm khuyết trong cách quản trị xă hội và những chính sách đối nội và đối ngoại th́ gia đ́nh Ngô Đ́nh Diệm lại chủ quan, tự đắc hơn nữa và thế là để đến giữa năm 1963 nổ bùng ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng cả đối nội và đối ngọai, dẫn đến kết liễu bi đát của chế độ Ngô Đ́nh Diệm.

     Trong thời kỳ khủng hoảng nói trên, Ngô Đ́nh Diệm vẫn một mực giữ niềm tin ở sứ mệnh thiêng liêng trong vai tṛ lănh tụ trời sai xuống để cứu dân, ông sống trong hoang tưởng ḿnh là một vĩ nhân châu Á, tự cho Việt Nam dưới quyền ông đang làm mẫu mực về chiến đấu chống cộng sản vô thần và xây dựng xă hội mới ở châu Á… Ông phạm thêm sai lầm liên tiếp : bỏ ngoài tai những khuyên can và yêu cầu từ bỏ vai tṛ cố vấn của Ngô Đ́nh Nhu, nhất là từ bỏ sự can thiệp nhố nhăng của cô em dâu Lệ Xuân, tự cô lập ḿnh, gây thù oán với giới Phật giáo chiếm đa số dân cư, c̣n nể nang ông anh Ngô Đ́nh Thục khi ông này được đưa về làm giám mục địa phận Huế, và tổ chức quá lố lễ "Ngân khánh 25 năm phong giám mục" của ông Thục như một quốc lễ, c̣n ra lệnh cấm cắm cờ Phật giáo, làm nổ ra cuộc chống đối quy mô rộng và cuộc tự thiêu của Thích Quảng Đức, làm chấn động dư luận trong, ngoài nước.

     Ngay sau khi cuộc tổng tuyển cử do Hiệp định Genève đề xướng cho tháng 7-1956 không diễn ra, trước chủ trương tố cộng và diệt cộng của những năm 1957-1959 ở khắp miền Nam, chính quyền Hà Nội đă gấp rút khôi phục, xây dựng cơ sở chính trị, bán vũ trang và vũ trang, ra Nghị quyết 15 (đầu năm 1959) chủ trương bạo lực cách mạng nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Một số cuộc "đồng khởi" ở Bến Tre, B́nh Định, Quảng Ngăi… nổ ra.

     Kịch bản của cuộc chiến tranh đă được viết.

     Sau khi cuộc đảo chính 1-11-1960 nổ ra ở Sài G̣n và thất bại, Hà Nội đă nhận ra những triệu chứng suy yếu và khủng hoảng của chính quyền Ngô Đ́nh Diệm. Cuối 1960 Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng, rồi Quân Giải Phóng được thành lập, một số sĩ quan và quân nhân từ miền Nam tập kết ra miền Bắc năm 1954 được tuyển chọn, huấn luyện, đưa về qua giới tuyến 17, theo từng đơn vị nhóm nhỏ vũ trang nhẹ 30, 40 người theo đường ṃn 559. Trong hai năm 1961, 1962 sự thâm nhập được thực hiện từ từ, vững chắc, quy mô nhỏ, hoạt động chính trị, xây dựng cơ sở, chiến đấu kiểu du kích, vũ trang tuyên truyền, cho đến đầu năm 1963 th́ bắt đầu thâm nhập nhiều hơn, lớn hơn, với quy mô từng đại đội hoàn chỉnh. Đó là v́ tháng giêng 1963 trận Ấp Bắc diễn ra, Hà Nội coi đó là một sự kiện tiêu biểu, có ư nghĩa cả về quân sự và chính trị, nói lên sự chuyển biến đi lên của t́nh h́nh và sự sa sút của quân lực Sài G̣n được quân Mỹ trực tiếp yểm trợ. Trận Ấp Bắc xảy ra rất xa giới tuyến 17, ở phía Nam Sài g̣n, sát vùng đồng bằng sông Cửu long, giữa vùng đông dân, vùng giao thông lớn. Báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân đăng liền hàng chục bài tường thuật, sơ đồ, nhận định, thống kê, thành tích, khen thưởng, dư luận các nước về trận đánh này, làm nổi bật nhận định : cuộc chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở miền Nam theo công thức "quân đội Sài G̣n + cố vấn và yểm trợ của Mỹ" đă thất bại, đây là thời cơ để đẩy mạnh chiến đấu buộc đối phương phải chịu thất bại trong chiến tranh đặc biệt, đồng thời chủ động chuẩn bị đối phó nếu đối phương chuyển lên chiến tranh cục bộ (với sự cấp cứu, tham chiến của quân chiến đấu Mỹ).

     Cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đ́nh Diệm diễn ra trong t́nh h́nh chính trị và quân sự chung như vậy.  

II. Hậu quả của cuộc đảo chính 1-11-1963 

     Ngay sau khi cuộc đảo chính xảy ra dẫn đến cái chết của Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Nhu, Hà Nội triệu tập ngay cuộc Hội nghị trung ương đảng lần thứ 9 (khóa III); cuộc họp kéo dài đến hai tuần lễ, từ 7 đến 20 tháng 12, chia làm hai phần : "cách mạng miền Nam" và "nhiệm vụ quốc tế của đảng". Nghị quyết này rất quan trọng, thường được gọi tắt là "Nghị quyết 9".

     Nghị quyết nhấn mạnh : cuộc khủng hoảng trầm trọng của Mỹ và chế độ Sài G̣n qua cuộc đảo chính "thay ngựa giữa ḍng" chắc chắn sẽ c̣n trầm trọng hơn nữa ; ấp chiến lược đă và đang bị phá trên quy mô lớn ; đấu tranh chính trị ở nông thôn và thành thị đều mở rộng, sôi nổi ; cần tranh thủ thời cơ, tập trung lực lượng, chi viện mạnh mẽ miền Nam, giành cho được thắng lợi có ư nghĩa quyết định trong mấy năm tới.

     Quân ủy trung ương cũng họp ngay mấy ngày sau đó để quyết định những công việc cụ thể cấp bách : chọn một số trung đoàn chuẩn bị gấp lên đường vào Quân khu V và Tây Nguyên ; mở rộng gấp đường vận chuyển chiến lược 559; đưa gấp vào chiến trường những vũ khí chống thiết vận xa M113 và trực thăng, đặc biệt là B40 và các loại súng máy… Về mặt tổ chức, tướng Chu Huy Mân chính ủy Quân khu 4 (gồm các tỉnh từ Thanh Hóa vào đến giới tuyến) nhận nhiệm vụ tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu 5 (gồm các tỉnh nam Trung bộ và Tây Nguyên ; sau này, đến 1969 sẽ tách ra Tây Nguyên dưới sự chỉ huy của tướng Hoàng Minh Thảo) ; quan trọng hơn cả là việc cử đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ủy viên bộ chính trị, chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị, đang được biệt phái đặc trách về củng cố phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, trở ngay lại quân đội để vào Nam nhận nhiệm vụ : đại diện bộ chính trị, lănh đạo và chỉ huy cuộc cách mạng và chiến đấu toàn miền Nam. Ông Thanh liền lựa chọn một số cán bộ cấp cao như tướng Lê Trọng Tấn, tướng Trần Độ làm phụ tá về quân sự và chính trị, và cử ngay một đoàn cán bộ đi nghiên cứu toàn diện t́nh h́nh trong Nam, gồm cán bộ các tổng cục của bộ Quốc pḥng-Tổng tư lệnh, lên đường ngay cuối tháng 12-1963. Đoàn có 24 cán bộ chính trị, tham mưu, kỹ thuật, hậu cần, quân khí, vận tải, tổ chức, tuyên huấn, dân vận… Tôi được chỉ định tham gia đoàn, được phân công phổ biến kỹ nội dung của Nghị quyết 9, nghiên cứu về tinh thần chiến đấu, các tài liệu giáo dục, tinh thần nhân dân, phong trào đấu tranh chính trị, việc phá ấp chiến lược, tác dụng của báo chí, đài phát thanh cũng như việc tuyển mộ quân nhân tại chỗ cho quân giải phóng… Để bảo mật, đoàn không được mang tài liệu loại tối mật, phải ghi bằng kư hiệu riêng, nhiều đoạn quan trọng phải viết tắt, theo lối mật mă, chỉ để riêng ḿnh đọc và hiểu, phải học gần như thuộc ḷng, nhập tâm nhiều nội dung…

     Về phần "nghĩa vụ quốc tế của đảng", Nghị quyết 9 chỉ rơ đặc điểm của t́nh h́nh thế giới, tính chất thời đại, chiến lược và sách lược…, Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn bảo vệ sự trong sáng (!) của chủ nghĩa Mác-Lênin, chống chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa giáo điều, tăng cường đoàn kết, chống chia rẽ trong phong trào cộng sản quốc tế…

     Trên thực tế, vào tháng 12 năm 1963, sự chia rẽ giữa Đảng Cộng Sản Liên Xô và Đảng Cộng Sản Trung Quốc lên đến độ cao nhất ; ở Hà Nội, hai sứ quán Liên Xô và Trung Quốc đua nhau tán phát mỗi ngày những bản tin và tập tài liệu dày chửi bới nhau thậm tệ, kết tội nhau là phản bội, là cơ hội hữu khuynh và cơ hội tả khuynh, là tự biến ḿnh thành tai sai, đầu hàng đế quốc hèn hạ nhất. Hai đài phát thanh tiếng Việt từ Moscova và Bắc Kinh qua hệ thống loa lớn đua nhau lớn tiếng mạt sát nhau, ra rả mỗi sáng và mỗi tối. Đảng Cộng Sản Việt Nam một mực giữ vững lập trường "trung gian ḥa giải", "đi trên dây", "ba phải", không ngả hẳn về bên nào, v́ trước hết là do thái độ thực dụng, Liên Xô và Trung Quốc đều là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, vũ khí lớn nhỏ, quân trang quân dụng, xe cộ, thuốc men, hàng tiêu dùng, ngoại tệ, đều là nơi đào tạo cán bộ chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, ngoại giao, nhân viên và công nhân chuyên nghiệp cho Việt Nam. Tuy vậy trên thực tế Hà Nội vẫn tỏ ra nghiêng về phía Trung Quốc, v́ nhiều nguyên nhân : cùng gốc gác xă hội phong kiến, nho giáo, sản xuất nhỏ ; láng giềng gần; số lượng và giá trị viện trợ, cho đến lúc ấy, nhiều hơn ; sức ép cũng mạnh hơn.

     Thêm nữa, năm 1962, sau khi tổng thống Kennedy tuyên bố cam kết bảo vệ Việt Nam bằng mọi giá, cho phép phi công quân sự Mỹ tham gia chiến trận ở Việt Nam, cho quân chiến đấu Mỹ được nổ súng trước khi giáp trận ở Việt Nam, Hà Nội đă kư với Bắc Kinh một hiệp định bí mật giữa hai bộ tổng tham mưu quân sự : nếu Mỹ dùng không quân, hay dùng hải quân, hay là dùng đến bộ binh xâm phạm vùng trời, vùng biển hay lănh thổ miền Bắc xă hội chủ nghĩa th́ lập tức Trung Quốc sẽ tham chiến với mức độ tương ứng. Trong năm 1963, nguyên soái Diệp Kiếm Anh, tổng tham mưu trưởng La Thụy Khanh cùng đoàn cán bộ các quân chủng lục, không, hải quân sang Hà Nội, vào Quân khu 4 là quân khu giáp giới tuyến để nghiên cứu địa h́nh, xác định các phương án chiến đấu và phối hợp…

     Đoàn chúng tôi vượt qua giới tuyến vào miền Nam Việt Nam. Chúng tôi vào B́nh Trị Thiên, ghé qua Quảng Nam, Quảng Ngăi, B́nh Định, lên Kontum, Pleiku, làm việc hai tuần ở bộ tư lệnh Quân khu 5 đóng ở vùng Lê Xá gần ngọn ḍng sông Ba, gặp một trận càn của quân lực Việt Nam Cộng Ḥa đúng vào dịp Tết âm lịch… Qua trận càn càng nhận ra nhiều thuận lợi v́ các đơn vị đi càn chỉ lướt qua theo lệnh trên. Trong khi đó th́ các đơn vị du kích, bộ đội huyện, tỉnh do miền Bắc xây dựng đều vô sự, có nhiều thành tích tiêu hao địch, quân chủ lực miền Bắc đưa vào được huấn luyện khá tốt, thích ứng nhanh với t́nh h́nh, B40, súng máy phát huy tốt tác dụng chống M113 và trực thăng vận…

     Tôi biết rơ t́nh h́nh này là do tự ḿnh xuống vùng Tam quan và huyện Đức phổ, xuống tận các xă, vào tận huyện lỵ vào ban đêm, vào cả hai ấp chiến lược (vượt qua ba sông, ba núi là những tường, rào, ụ, hào rănh, cầu quanh ấp), họp anh chị em ngay trong ấp để nắm t́nh h́nh, nhiều bảo an dân vệ do chính quyền miền Nam lập ra ban đêm lại là du kích…

     Đúng là t́nh h́nh sau 1-11-1963 ngày càng thuận cho phía quân giải phóng. Khi trở ra, tôi thấy đường vận chuyển được mở rộng thêm, nhiều con đường đang được mở thêm nữa cho vận chuyển cơ giới thay dần xe đạp thồ.Mỹ ném bom dữ dội nhưng đường vẫn thông.

     Tháng 4, đoàn chúng tôi ra Hà Nội và báo cáo với Bộ Quốc pḥng và Quân ủy trung ương. Đích thân đại tướng Nguyễn Chí Thanh nghe báo cáo và sau đó lên đường. Ngay sau đó ba trung đoàn bộ binh hoàn chỉnh thuộc các Sư đoàn 305, 324, 325, hai tiểu đoàn công binh, năm tiểu đoàn đặc công được đưa vào miền Nam… Chủ trương tận dụng thời cơ mới, tăng mạnh chi viện cho miền Nam được thực hiện khẩn trương và mang lại hiệu quả tích cực, trong khi cuộc khủng hoảng chính trị sau 1-11-1963 ở Sài G̣n ngày càng nặng nề với các ông tướng thay thế nhau tranh quyền, từ tướng Minh đến tướng Khánh, rồi các tướng Thiệu, Kỳ…

III. Vài nhận xét về thời kỳ hậu Ngô Đ́nh Diệm 

     - T́nh h́nh suốt năm 1964 chứng minh việc lật đổ Ngô Đ́nh Diệm tạo nên nhiều khó khăn mới cho chế độ miền Nam, ấp chiến lược bị phá thêm trên qui mô lớn, quân Sài G̣n bỏ ngũ nhiều hơn, đến cuối năm trận B́nh Giă đánh dấu sự sa sút mới của t́nh h́nh quân sự ; các nhân vật thay thế Ngô Đ́nh Diệm đều thiếu uy tín và khả năng cầm quyền. Các tướng lĩnh thay Ngô Đ́nh Diệm đều là sĩ quan do thực dân Pháp đào tạo trong cuộc chiến tranh Pháp-Việt ; các tướng trẻ và sĩ quan cao cấp do Mỹ, do phương Tây hay do trong nước đào tạo chưa kịp tự khẳng định. Đây là nhược điểm, lỗ hổng lớn của chế độ Việt Nam Cộng Ḥa. Các nhà chính trị hiếm hoi và không ai có vượt lên so với ông Diệm trước đó !

     - Hậu quả của sự sa sút ấy là quân chiến đấu Mỹ phải vào tham chiến. Từ vài ngàn, lên vài chục ngàn, rồi vài trăm ngàn, lên đến nửa triệu, cùng với việc ném bom miền Bắc. Việc sử dụng quân lính và bom không được cân nhắc, tính toán kỹ từ đầu nên hiệu quả thấp, c̣n gây nên tâm lư ỷ lại rất tai hại cho các đơn vị quân lực Việt Nam Cộng Ḥa. Nếu biết sử dụng quân Mỹ đúng nơi, đúng chỗ, đúng cách th́ t́nh h́nh sẽ khác (như tập trung ở sát giới tuyến và dọc đường 9 trên đất Lào để chặn xâm nhập ; như chiếm một khu vực nhỏ ở vùng cán xoong miền Bắc, sát giới tuyến ; như chiếm bằng bộ binh một đoạn nhỏ đường 559…; tốn rất ít quân Mỹ mà hiệu quả cao) (về sau, khi ném bom bằng b52 đường 559 cũng chỉ có 0,18% số bom trúng vào mặt đường và gây tổn thất không đáng kể, theo báo cáo của tướng Đồng Sỹ Nguyên cho đại tướng Giáp);

     - Bộ quốc pḥng và bộ tổng tham mưu Hà Nội rất e ngại đến lo sợ Mỹ cho bộ binh chiếm một đoạn dù nhỏ của đường 559, sẽ làm đảo lộn cuộc vận chuyển, trở ngại lớn cho toàn chiến trường, v́ tổ chức con đường phức tạp, các đơn vị vận tải, kho, quân y, thanh niên xung phong, công binh… không quen chiến đấu ;

     - Hồi 1964, Hà Nội rất lo Mỹ biết sự tráo trở của Bắckinh rồi đưa bộ binh đánh vào vùng cán xoong sát giới tuyến, do đó đề ra chủ định "buộc Mỹ xuống thang trên cả hai miền, không để chiến tranh trên bộ lan ra miền Bắc", v́ nếu điều ấy xảy ra, chiến lược quân sự của Hà Nội trên hai miền đều phải thay đổi rất bất lợi ;

     - Mỹ thường đánh giá sai, dự đoán quá cao phản ứng của Bắc Kinh ; tuy có cam kết bảo vệ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa thật, nhưng Bắc Kinh đă nuốt lời hứa tham chiến từ đầu năm 1964 (người không đụng đến ta, ta không đụng đến người) ; Mỹ không hiểu thâm ư của Bắc Kinh là luôn kiềm chế, không muốn người “anh em thù địch” Việt Nam sớm thống nhất.

     - Mỹ không hiểu thái độ "trung lập" của Cambốt, và đặc biệt của Lào. Sihanouk và Phouma đều ngiêng về phía Hà Nội. Hiệp định Genève năm 1962 về nền trung lập của Lào không hề ngăn Bắc Việt Nam để nhiều quân ở Lào và dùng Lào để thâm nhập. Mỹ làm rất ít để tác động đến Vientiane và Pnom Penh trong khi Hà Nội tranh thủ cao và tận dụng rất khôn khéo "nền trung lập" ngả + nghiêng ấy.

     Nếu phía Washington sớm nh́n thật rơ được những điều trên để có chủ trương thích hợp th́ t́nh h́nh đă có thể đổi khác và sự kết thúc chiến tranh cũng không phải như chúng ta đă thấy.

     Tôi đă có dịp nói rơ hơn các vấn đề này trong cuốn "From Enemy to Friend".

Bùi Tín (Paris, tháng 10-2003)

 

 

Trở về trang chính