Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Trở về trang chính

Kinh tế thị trường định hướng XHCN: Quan niệm và giải pháp phát triển

Bài tham luận của ông Nguyễn Phú Trọng

Các bài phê b́nh:

Lư Luận Làm Xàm, Ngô Nhân Dụng

Mâu Thuẫn Các Nước Giàu Nghèo, Ngô Nhân Dụng

Về Bài Phát Biểu Của Ông Nguyễn Phú Trọng, Hoàng Quế

Nguyễn Phú Trọng thiếu lư luận chặt chẽ, không có cơ sở thực tế khách quan, Lê Xuân Phong

 

Kinh tế thị trường định hướng XHCN: Quan niệm và giải pháp phát triển

Nguyễn Phú Trọng

I- V́ sao Việt Nam lựa chọn mô h́nh kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa ?

1- Như mọi người đă biết, kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ảnh tŕnh độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại. Từ trước đến nay nó tồn tại và phát triển chủ yếu dưới chủ nghĩa tư bản, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đă biết lợi dụng tối đa ưu thế của kinh tế thị trường để phục vụ cho mục tiêu phát triển tiềm năng kinh doanh, t́m kiếm lợi nhuận, và một cách khách quan nó thúc đẩy lực lượng sản xuất của xă hội phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đă đạt tới giai đoạn phát triển khá cao và phồn thịnh trong các nước tư bản phát triển.

Tuy nhiên, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không phải là vạn năng. Bên cạnh mặt tích cực nó c̣n có mặt trái, có khuyết tật từ trong bản chất của nó do chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa chi phối. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, càng ngày mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản càng bộc lộ sâu sắc, không giải quyết được các vấn đề xă hội, làm tăng thêm tính bất công và bất ổn của xă hội, đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo. Hơn thế nữa, trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, nó c̣n ràng buộc các nước kém phát triển trong quỹ đạo bị lệ thuộc và bị bóc lột theo quan hệ "trung tâm - ngoại vi". Có thể nói, nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa toàn cầu ngày nay là sự thống trị của một số ít nước lớn hay là một số tập đoàn xuyên quốc gia đối với đa số các nước nghèo, làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước giàu và các nước nghèo.

Chính v́ thế mà, như C.Mác đă phân tích và dự báo, chủ nghĩa tư bản tất yếu phải nhường chỗ cho một phương thức sản xuất và chế độ mới văn minh hơn, nhân đạo hơn. Chủ nghĩa tư bản mặc dù đă và đang t́m mọi cách để tự điều chỉnh, tự thích nghi bằng cách phát triển "nền kinh tế thị trường hiện đại", "nền kinh tế thị trường xă hội", tạo ra "chủ nghĩa tư bản xă hội", "chủ nghĩa tư bản nhân dân", "Nhà nước phúc lợi chung"..., tức là phải có sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước và cũng phải chăm lo vấn đề xă hội nhiều hơn, nhưng do mâu thuẫn từ trong bản chất của nó, chủ nghĩa tư bản không thể tự giải quyết được, có chăng nó chỉ tạm thời xoa dịu được chừng nào mâu thuẫn mà thôi. Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại đang ngày càng thể hiện xu hướng tự phủ định và tự tiến hóa để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp, theo xu hướng xă hội hóa. Đây là tất yếu khách quan, là quy luật phát triển của xă hội. Nhân loại muốn tiến lên, xă hội muốn phát triển th́ dứt khoát không thể dừng lại ở kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

2- Mô h́nh chủ nghĩa xă hội kiểu Xô-viết là một kiểu tổ chức xă hội, tổ chức kinh tế muốn sớm khắc phục những khuyết tật của chủ nghĩa tư bản, muốn nhanh chóng xây dựng một chế độ xă hội tốt đẹp hơn, một phương thức sản xuất văn minh, hiện đại hơn chủ nghĩa tư bản. Đó là một ư tưởng tốt đẹp, và trên thực tế suốt hơn 70 năm tồn tại, chủ nghĩa xă hội hiện thực ở Liên Xô đă đạt được nhiều thành tựu vĩ đại, làm thay đổi hẳn bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân Liên Xô. Nhưng có lẽ do nôn nóng làm trái quy luật (muốn xóa bỏ ngay kinh tế hàng hóa, áp dụng ngay cơ chế kinh tế phi thị trường), không năng động, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết cho nên rút cuộc đă không thành công.

Thực ra, khi mới vận dụng học thuyết Mác vào xây dựng chủ nghĩa xă hội ở nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười, V.I.Lê-nin cũng đă từng chủ trương không áp dụng mô h́nh kinh tế thị trường mà thực hiện "chính sách cộng sản thời chiến". Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Người đă phát hiện ra sai lầm, khắc phục sự nóng vội bằng cách đưa ra thực hiện "chính sách kinh tế mới" (NEP) mà nội dung cơ bản của nó là khuyến khích phát triển kinh tế hàng hóa, chấp nhận ở mức độ nhất định cơ chế thị trường. Theo V.I.Lê-nin, để xây dựng chủ nghĩa xă hội ở một nước c̣n tương đối lạc hậu về kinh tế như nước Nga, cần phải sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ và phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đặc biệt là sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước để phát triển lực lượng sản xuất. Tuy chỉ mới thực hiện trong thời gian ngắn nhưng NEP đă đem lại những kết quả tích cực cho nước Nga: hồi phục và phát triển nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, nhiều ngành kinh tế bắt đầu hoạt động năng động, nhộn nhịp hơn. Tiếc rằng, tư tưởng của V.I.Lê-nin về xây dựng chủ nghĩa xă hội với chính sách NEP đă không được tiếp tục thực hiện sau khi Người qua đời. Sự thành công và sự phát triển mạnh mẽ suốt một thời gian khá dài của Liên Xô trong công cuộc công nghiệp hóa đất nước bằng mô h́nh kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, kế hoạch hóa tập trung cao độ; phân phối thu nhập mang tính b́nh quân; kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường bị loại bỏ đă có sức hấp dẫn lớn đối với nhân loại và làm cho giới lư luận kinh tế các nước xă hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển tuyệt đối hóa, biến thành công thức để áp dụng cho tất cả các nước đi theo con đường xă hội chủ nghĩa.

Cũng cần nói thêm rằng, trong quá tŕnh xây dựng chủ nghĩa xă hội, giới lư luận ở một số nước cũng cảm thấy có cái ǵ "chưa ổn", cũng đă đưa ra những kiến nghị, những đề xuất, đại loại như quan điểm "chủ nghĩa xă hội thị trường",.. nhưng không được chấp nhận.

Vào cuối những năm 70 của thế kỷ 20, những hạn chế, khuyết tật của mô h́nh kinh tế Xô-viết bộc lộ ra rất rơ cộng với sự yếu kém trong công tác lănh đạo, quản lư lúc bấy giờ đă làm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội ở Liên Xô và các nước Đông Ấu rơi vào t́nh trạng tŕ trệ, khủng hoảng. Một số người lănh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước Liên Xô lúc đó muốn thay đổi t́nh h́nh bằng công cuộc cải cách, cải tổ, nhưng với một "tư duy chính trị mới", họ đă phạm sai lầm nghiêm trọng cực đoan, phiến diện (ở đây chưa nói tới sự phản bội lư tưởng xă hội chủ nghĩa của họ và sự phá hoại thâm hiểm của các thế lực thù địch), dẫn tới sự tan ră của Liên Xô và sự sụp đổ của hệ thống xă hội chủ nghĩa thế giới. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xă hội chủ nghĩa khác ở Đông Ấu vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ 20 đă làm lộ rơ những khuyết tật của mô h́nh kinh tế cứng nhắc phi thị trường, mặc dù những khuyết tật đó không phải là nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự sụp đổ.

3- Việt Nam là một nước nghèo, kinh tế kỹ thuật lạc hậu, tŕnh độ xă hội c̣n thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đi lên chủ nghĩa xă hội là mục tiêu lư tưởng của những người cộng sản và nhân dân Việt Nam, là khát vọng ngàn đời thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam. Nhưng đi lên chủ nghĩa xă hội bằng cách nào? Đó là câu hỏi lớn và cực kỳ hệ trọng, muốn trả lời thật không đơn giản. Suốt một thời gian dài Việt Nam, cũng như nhiều nước khác, đă áp dụng mô h́nh chủ nghĩa xă hội kiểu Xô-viết, mô h́nh kinh tế kế hoạch tập trung mang tính bao cấp. Mô h́nh này đă thu được những kết quả quan trọng, nhất là đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đất nước có chiến tranh. Nhưng về sau mô h́nh này bộc lộ những khuyết điểm; và trong công tác chỉ đạo cũng phạm phải một số sai lầm mà nguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó là bệnh giáo điều, chủ quan, duy ư chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội, không tôn trọng quy luật khách quan, nhận thức về chủ nghĩa xă hội không đúng với thực tế Việt Nam.

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn hơn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xă hội và con đường đi lên chủ nghĩa xă hội ở Việt Nam, Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12-1986) đă đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội. Đại hội đưa ra những quan niệm mới về con đường, phương pháp xây dựng chủ nghĩa xă hội , đặc biệt là quan niệm về công nghiệp hóa xă hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ, về cơ cấu kinh tế, thừa nhận sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hóa và thị trường, phê phán triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, và khẳng định chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh. Đại hội chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với những h́nh thức kinh doanh phù hợp; coi trọng việc kết hợp lợi ích cá nhân, tập thể và xă hội ; chăm lo toàn diện và phát huy nhân tố con người, có nhận thức mới về chính sách xă hội. Đại hội VI là một cột mốc đánh dấu bước chuyển quan trọng trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xă hội và con đường đi lên chủ nghĩa xă hội ở Việt Nam. Đó là kết quả của cả một quá tŕnh t́m ṭi, thử nghiệm, suy tư, đấu tranh tư tưởng rất gian khổ, kết tinh trí tuệ và công sức của toàn Đảng, toàn dân trong nhiều năm.

Hội nghị Trung ương 6 (tháng 3-1989), khóa VI, phát triển thêm một bước, đưa ra quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xă hội, coi "chính sách kinh tế nhiều thành phần có ư nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xă hội".

Đến Đại hội VII (tháng 6-1991), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nói rơ hơn chủ trương này và khẳng định đây là chủ trương chiến lược, là con đường đi lên chủ nghĩa xă hội của Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xă hội của Đảng khẳng định: "Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xă hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lư của Nhà nước". Đại hội VIII của Đảng (tháng 6-1996) đưa ra một kết luận mới rất quan trọng: "Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xă hội mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội và cả khi chủ nghĩa xă hội đă được xây dựng". Nhưng lúc đó cũng mới nói nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, chưa dùng khái niệm "kinh tế thị trường". Phải đến Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) mới chính thức đưa ra khái niệm "kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa". Đại hội khẳng định: phát triển kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là mô h́nh kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xă hội ở Việt Nam. Đây là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu, t́m ṭi, tổng kết thực tiễn; và là bước phát triển mới về tư duy lư luận của Đảng cộng sản Việt Nam.

II. Bản chất, đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Lựa chọn mô h́nh kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xă hội, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay. Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở nhận thức tính quy luật phát triển của thời đại và sự khái quát, đúc rút từ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường thế giới, đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xă hội ở Việt Nam và ở Trung Quốc, để đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa, nhằm sử dụng kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu từng bước quá độ lên chủ nghĩa xă hội. Kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa là mô h́nh kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xă hội. Đây là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử của kinh tế thị trường. Cũng có thể nói kinh tế thị trường là "cái phổ biến", c̣n kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa là "cái đặc thù" của Việt Nam, phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam.

Nói kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa có nghĩa đây không phải là kinh tế thị trường tự do theo kiểu tư bản chủ nghĩa, cũng không phải là kinh tế bao cấp, quản lư theo kiểu tập trung quan liêu; và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xă hội chủ nghĩa, bởi v́ như trên đă nói Việt Nam đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xă hội, vừa có vừa chưa có đầy đủ các yếu tố của chủ nghĩa xă hội.

Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai tṛ tích cực của kinh tế thị trường trong việc thúc đẩy phát triển sức sản xuất, xă hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật - công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải, góp phần làm giàu cho xă hội và cải thiện đời sống nhân dân; đồng thời phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, như chạy theo lợi nhuận đơn thuần, cạnh tranh khốc liệt, bóc lột và phân hóa giàu nghèo quá đáng, ít quan tâm giải quyết các vấn đề xă hội. Đây cũng là sự lựa chọn tự giác con đường và mô h́nh phát triển trên cơ sở quán triệt lư luận Mác - Lê-nin, nắm bắt đúng quy luật khách quan và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rơ: kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xă hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lư và phân phối. Nói cách khác kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lư của Nhà nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xă hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xă hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới, tiên tiến.

Kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa có nhiều h́nh thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai tṛ chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.

Kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa có sự quản lư của Nhà nước. Nhà nước xă hội chủ nghĩa quản lư nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật và bằng cả sức mạnh vật chất của lực lượng kinh tế Nhà nước; đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các h́nh thức kinh tế và phương pháp quản lư của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân.

Kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xă hội. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xă hội ngay trong từng bước phát triển. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước.

Cũng có thể nói, kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức kinh tế của một xă hội đang trong quá tŕnh chuyển biến từ nền kinh tế c̣n ở tŕnh độ thấp sang nền kinh tế ở tŕnh độ cao hơn hướng tới chế độ xă hội mới - xă hội xă hội chủ nghĩa. Đây là nền kinh tế thị trường có tổ chức, có sự lănh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lư của Nhà nước xă hội chủ nghĩa, được định hướng cao về mặt xă hội, hạn chế tối đa những khuyết tật của tính tự phát thị trường, nhằm phục vụ tốt nhất lợi ích của đại đa số nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

Chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa thể hiện tư duy, quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và tŕnh độ của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xă hội ở Việt Nam.

Có ư kiến cho rằng, không thể có kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa; rằng chủ nghĩa xă hội và kinh tế thị trường không thể dung hợp với nhau, nếu đem "ghép" định hướng xă hội chủ nghĩa vào kinh tế thị trường th́ chẳng khác nào trộn dầu vào nước, tạo ra một cơ thể "đầu Ngô ḿnh Sở". Theo chúng tôi, ư kiến này không đúng. Không đúng là v́, hoặc ư kiến này muốn tŕ kéo Việt Nam trong quỹ đạo phát triển của chủ nghĩa tư bản, phủ nhận định hướng xă hội chủ nghĩa, không muốn Việt Nam đi lên chủ nghĩa xă hội, đó là điều trái với quy luật khách quan, không thể chấp nhận. Hoặc ư kiến này không thoát ra được khỏi tư duy cũ, đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản, cho kinh tế thị trường là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản, từ đó "dị ứng" với kinh tế thị trường, không thấy hết những yếu tố mới, xu hướng mới của kinh tế thị trường trong điều kiện mới của thời đại, lặp lại sai lầm của một thời trước đây.

Cũng có ư kiến nhấn mạnh một chiều những đặc trưng chung, những cái phổ biến của kinh tế thị trường, chưa thấy hết hoặc c̣n phân vân, nghi ngờ về những đặc điểm riêng, những cái đặc thù của kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa. Từ đó chưa tin là kinh tế thị trường có thể phát triển trên cơ sở chế độ công hữu là nền tảng, kinh tế quốc doanh là chủ đạo; rằng trong kinh tế thị trường không thể có kế hoạch, không thể thực hiện được công bằng xă hội, không thể khắc phục được những tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường, v.v... Lại có ư kiến băn khoăn cho rằng, việc lựa chọn kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa thực chất là trở về với chủ nghĩa tư bản, có thêm định ngữ "định hướng xă hội chủ nghĩa" th́ cũng chỉ là để cho yên ḷng, cho có vẻ "giữ vững lập trường" mà thôi, trước sau ǵ th́ cũng trượt sang con đường tư bản chủ nghĩa.

Chúng tôi cho rằng những băn khoăn này là dễ hiểu, bởi v́ đây là những điều c̣n rất mới mẻ, chưa có tiền lệ, nếu không xác định rơ nội dung định hướng xă hội chủ nghĩa và kiên tŕ vai tṛ quản lư của Nhà nước xă hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường th́ những điều đó rất dễ xảy ra. Chúng tôi c̣n phải vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm. Nhưng có điều cần khẳng định là : trong điều kiện mới của thời đại ngày nay, nhất định không thể duy tŕ măi mô h́nh kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, không thể đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản. Chính C.Mác đă phê phán sự lầm lẫn giữa kinh tế hàng hóa với kinh tế tư bản chủ nghĩa của phái kinh tế học tầm thường. C.Mác khẳng định rằng: "...sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa là những hiện tượng thuộc về nhiều phương thức sản xuất hết sức khác nhau, tuy rằng quy mô và tầm quan trọng của chúng không giống nhau... Chúng ta hoàn toàn chưa biết một tí ǵ về những đặc điểm riêng của những phương thức sản xuất ấy và chúng ta chưa thể nói ǵ về những phương thức ấy, nếu như chúng ta chỉ biết có những phạm trù trừu tượng của lưu thông hàng hóa, những phạm trù chung cho tất cả các phương thức ấy"(1). Phải chăng việc nhận thức cho đúng và nói cho được những đặc điểm riêng của những phương thức sản xuất đặc thù ấy là trách nhiệm mà C.Mác giao cho và gửi gắm các thế hệ ngày nay?

Lựa chọn mô h́nh kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa không phải đơn giản là sự trở về với phương thức chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, mà điều quan trọng có ư nghĩa quyết định là phải chuyển sang nền kinh tế hiện đại, văn minh nhằm mục tiêu từng bước đi lên chủ nghĩa xă hội. Đây là sự lựa chọn phù hợp với các quy luật phát triển và các điều kiện lịch sử cụ thể của thời đại và của những nước đi sau, cho phép các nước này giảm thiểu được những đau khổ và rút ngắn được con đường đi của ḿnh tới chủ nghĩa xă hội trên cơ sở sử dụng được ưu thế cũng như hạn chế được những khuyết điểm của hai cơ chế: kế hoạch và thị trường. Nói cách khác kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa là kiểu tổ chức kinh tế đặc biệt, vừa tuân theo những nguyên tắc và quy luật của hệ thống kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xă hội chủ nghĩa. Chính tính chất, đặc trưng cơ bản này chi phối và quyết định phương tiện, công cụ, động lực của nền kinh tế và con đường đạt tới mục tiêu, là sử dụng kinh tế thị trường, nâng cao hiệu lực và hiệu quả điều tiết của Nhà nước xă hội chủ nghĩa, phát triển khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mở cửa và hội nhập nhằm thúc đẩy quá tŕnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển rút ngắn để trong khoảng thời gian không dài có thể khắc phục t́nh trạng lạc hậu, đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

II- Làm thế nào để phát triển được kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

Đây là một câu hỏi lớn mà muốn trả lời được đầy đủ và chính xác phải qua từng bước thử nghiệm, tổ chức thực hiện trong thực tế rồi đúc rút, bổ sung, hoàn chỉnh dần.

Hơn 10 năm qua, kể từ khi Việt Nam bước vào thực hiện mô h́nh kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đă đạt được nhiều kết quả và thành tựu đáng mừng, làm thay đổi khá rơ t́nh h́nh đất nước. Kinh tế ra khỏi t́nh trạng khủng hoảng, hoạt động ngày càng năng động và có hiệu quả. Của cải xă hội ngày càng nhiều, hàng hóa ngày càng phong phú. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Đất nước chẳng những giữ vững được ổn định chính trị trước những chấn động lớn trên thế giới mà c̣n có bước phát triển đi lên. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng b́nh quân 7% năm. Nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là về sản xuất lương thực, nuôi trồng và khai thác thủy sản. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,5%/năm. Hệ thống kết cấu hạ tầng được tăng cường. Các ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu phát triển. Quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế không ngừng được mở rộng,... Tuy nhiên, cũng có nhiều vấn đề mới đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.

Từ thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa trong thời gian qua và căn cứ vào yêu cầu phát triển trong thời gian tới, có thể xác định những phương hướng, nhiệm vụ cơ bản phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa ở Việt Nam như sau :

1- Phải tiếp tục thực hiện một cách nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Không nên có thái độ định kiến và kỳ thị đối với bất cứ thành phần kinh tế nào.

Kinh tế nhà nước phải phát huy được vai tṛ chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về năng suất; chất lượng, hiệu quả kinh tế - xă hội và chấp hành pháp luật.

Đẩy mạnh việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước; đồng thời tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước theo hướng xóa bao cấp; doanh nghiệp thực sự cạnh tranh b́nh đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm về sản xuất, kinh doanh; nộp đủ thuế và có lăi; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp.

Kinh tế tập thể gồm các h́nh thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xă là ṇng cốt. Các hợp tác xă dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng răi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn; liên kết công nghiệp và nông nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và kinh tế hộ nông thôn. Nhà nước giúp hợp tác xă đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học và công nghệ, thông tin, mở rộng thị trường, xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xă.

Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ phát triển, bao gồm cả các h́nh thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn.

Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển rộng răi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lư để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động; liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Xây dựng quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động.

Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào các sản phẩm xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xă hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lư để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.

Phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước dưới dạng các h́nh thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh tế. Chú trọng các h́nh thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều h́nh thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế với nhau, giữa trong nước và ngoài nước. Phát triển mạnh h́nh thức tổ chức kinh tế cổ phần nhằm huy động và sử dụng rộng răi vốn đầu tư xă hội.

2- Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường; đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lư kinh tế của Nhà nước. Nh́n chung, kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa ở Việt Nam mới được bắt đầu, tŕnh độ c̣n thấp, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh chưa cao. Nhiều thị trường c̣n sơ khai, chưa đồng bộ. V́ vậy, phải đổi mới mạnh mẽ tư duy hơn nữa, đẩy mạnh việc h́nh thành các loại thị trường. Đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc c̣n sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ, đáp ứng nhu cầu đa dạng và nâng cao sức mua của thị trường trong nước, cả ở thành thị và nông thôn, chú ư thị trường các vùng có nhiều khó khăn. Chủ động hội nhập thị trường quốc tế. Hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh.

Mặt khác, phải đổi mới sâu rộng cơ chế quản lư kinh tế, phát huy những yếu tố tích cực của cơ chế thị trường, triệt để xóa bỏ bao cấp trong kinh doanh, tăng cường vai tṛ quản lư và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đấu tranh có hiệu quả chống các hành vi tham nhũng, lăng phí, gây phiền hà. Nhà nước tạo môi trường pháp lư thuận lợi, b́nh đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển; bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách, kết hợp với sử dụng lực lượng vật chất của Nhà nước để định hướng phát triển kinh tế - xă hội, khai thác hợp lư các nguồn lực của đất nước, bảo đảm cân đối vĩ mô nền kinh tế, điều tiết thu nhập; kiểm tra, thanh tra mọi hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, chống buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại.

Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lư vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, trong đó đặc biệt coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ chế chính sách, luật pháp, đổi mới công tác kế hoạch hóa, nâng cao chất lượng công tác xây dựng các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xă hội; tăng cường công tác thông tin kinh tế - xă hội trong nước và quốc tế, công tác kế toán, thống kê; ứng dụng rộng răi các thành tựu khoa học và công nghệ trong công tác dự báo, kiểm tra t́nh h́nh thực hiện ở cả cấp vĩ mô và doanh nghiệp.

3- Giải quyết tốt các vấn đề xă hội, hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xă hội, thực hiện công bằng xă hội, coi đây là một nội dung rất quan trọng của định hướng xă hội chủ nghĩa, bảo đảm tính ưu việt của chế độ xă hội mới. Điều đó chẳng những tạo động lực mạnh mẽ nhằm phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, mà c̣n thực hiện b́nh đẳng trong các quan hệ xă hội, khuyến khích nhân dân làm giàu chính đáng và hợp pháp, điều tiết các quan hệ xă hội.

Trong t́nh h́nh cụ thể hiện nay ở Việt Nam, phải bằng nhiều giải pháp tạo ra nhiều việc làm mới. Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, pḥng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Từng bước mở rộng hệ thống bảo hiểm xă hội và an sinh xă hội. Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm cho người lao động thất nghiệp. Cải cách cơ bản tiền lương đối với cán bộ, công chức, khuyến khích người có tài, người làm việc giỏi, khắc phục t́nh trạng lương và trợ cấp bất hợp lư; tôn trọng thu nhập hợp pháp của người kinh doanh.

Tiếp tục thực hiện chương tŕnh xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc những người có công với nước, thương binh, bệnh binh, cha mẹ, vợ con liệt sĩ, gia đ́nh chính sách - một yêu cầu rất lớn đối với một đất nước phải chịu nhiều hậu quả sau 30 năm chiến tranh. Đồng thời đẩy mạnh cuộc đấu tranh pḥng chống tội phạm, giữ ǵn trật tự và kỷ cương xă hội, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xă hội, nhất là tệ nạn ma túy, mại dâm, lối sống không lành mạnh, những hành vi trái pháp luật và đạo lư. Kiên quyết đấu tranh với tệ tham nhũng, hối lộ, làm giàu bất chính, kinh doanh không hợp pháp, gian lận thương mại,... cùng với những tiêu cực khác do mặt trái của cơ chế thị trường gây ra. Kết quả cụ thể của cuộc đấu tranh này là thước đo bản lĩnh, tŕnh độ và năng lực quản lư của Nhà nước pháp quyền xă hội chủ nghĩa của dân, do dân và v́ dân.

4- Giữ vững và tăng cường sự lănh đạo của Đảng Cộng sản. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc và là nhân tố quyết định nhất bảo đảm định hướng xă hội chủ nghĩa của kinh tế thị trường, cũng như toàn bộ sự nghiệp phát triển của đất nước. Đây cũng là một trong những bài học lớn nhất được rút ra trong những năm đổi mới.

Càng đi vào kinh tế thị trường, thực hiện dân chủ hóa xă hội, mở rộng hợp tác quốc tế càng phải tăng cường và đổi mới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản. Thực tế ở một số nước cho thấy, chỉ cần một chút mơ hồ, buông lỏng sự lănh đạo của Đảng là lập tức tạo điều kiện cho các thế lực thù địch dấn tới phá ră sự lănh đạo của Đảng, cướp chính quyền, đưa đất nước đi con đường khác.

Hiện nay, có ư kiến cho rằng, đă chuyển sang kinh tế thị trường - tức là nền kinh tế vận động theo quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... th́ không cần phải có sự lănh đạo của Đảng Cộng sản. Sự lănh đạo của Đảng nhiều khi cản trở , làm "vướng chân" sự vận hành của kinh tế (?). Ư kiến này không đúng và thậm chí rất sai lầm. Bởi v́ như trên đă nói, Việt Nam chủ trương phát triển kinh tế thị trường nhưng không phải để cho nó vận động một cách tự phát, mù quáng mà phải có lănh đạo, hướng dẫn, điều tiết, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, v́ lợi ích của đại đa số nhân dân, v́ một xă hội công bằng và văn minh. Người có khả năng và điều kiện làm được việc đó không thể ai khác ngoài Đảng Cộng sản - là đảng phấn đấu cho mục tiêu lư tưởng xă hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, thật sự đại diện và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Đảng lănh đạo có nghĩa là Đảng đề ra đường lối, chiến lược phát triển của đất nước nói chung, của lĩnh vực kinh tế nói riêng, bảo đảm tính chính trị, tính định hướng đúng đắn trong sự phát triển kinh tế, làm cho kinh tế chẳng những có tốc độ tăng trưởng và năng suất lao động cao, có lực lượng sản xuất không ngừng lớn mạnh mà c̣n đi đúng định hướng xă hội chủ nghĩa, tức là hạn chế được bất công, bóc lột, chăm lo và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. Trên cơ sở đường lối, chiến lược đó, Đảng lănh đạo toàn bộ hệ thống chính trị và guồng máy xă hội, trước hết là Nhà nước, tổ chức thực hiện bằng được phương hướng và nhiệm vụ đă đề ra.

Đương nhiên, để có đủ tŕnh độ, năng lực lănh đạo, Đảng phải thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, được nhân dân tin cậy và ủng hộ. Đặc biệt, trong t́nh h́nh hiện nay, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lư tưởng, có trí tuệ, có kiến thức, giữ ǵn đạo đức cách mạng và lối sống lành mạnh, đấu tranh khắc phục có hiệu quả tệ tham nhũng và các hiện tượng thoái hóa, hư hỏng trong Đảng và trong bộ máy của Nhà nước.

Tóm lại, sự h́nh thành tư duy kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa không chỉ đơn thuần là sự t́m ṭi và phát kiến về mặt lư luận của chủ nghĩa xă hội, mà c̣n là sự lựa chọn và khẳng định con đường và mô h́nh phát triển trong thực tiễn mang tính cách mạng và sáng tạo của Việt Nam. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa là một quá tŕnh tất yếu phù hợp với quy luật thời đại và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, đây là sự nghiệp vô cùng khó khăn, phức tạp, lâu dài, bởi lẽ nó rất mới mẻ, chưa có tiền lệ, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Riêng về mặt lư luận cũng c̣n không ít vấn đề phải tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu, tổng kết, làm sáng tỏ. Chẳng hạn như: các vấn đề về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế; về lao động và bóc lột; về quản lư doanh nghiệp Nhà nước ra sao để nó đóng được vai tṛ chủ đạo; làm thế nào để thực hiện được công bằng xă hội trong điều kiện kinh tế c̣n thấp kém; vấn đề bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần; các giải pháp tăng cường sức mạnh và hiệu lực của Nhà nước xă hội chủ nghĩa, chống quan liêu, tham nhũng, v.v...

Với phương châm "Hăy bắt tay vào hành động, thực tiễn sẽ cho câu trả lời", hy vọng rằng từng bước, từng bước, thực tiễn sẽ làm sáng tỏ được các vấn đề nêu trên, góp phần làm phong phú thêm lư luận về chủ nghĩa xă hội và con đường đi lên chủ nghĩa xă hội phù hợp với điều kiện Việt Nam trong thời đại ngày nay.

(1): C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1993, tập 023, tr 175.  

 

 

Lư luận làm xàm

 

Ngô Nhân Dụng

Bài đăng trên Nhật Báo Người Việt 23/12/2003

Tạp chí Đàn Chim Việt mới đưa lên mạng lưới (danchimviet.com) một bài thuyết tŕnh của ông Nguyễn Phú Trọng, ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam, bàn về "Kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa." Theo Đàn Chim Việt th́ ông Nguyễn Phú Trọng nói bài này ở một hội nghị trao đổi kinh nghiệm với các nhà lư luận bên Trung Quốc, hồi tháng 10 năm nay. Trong tháng đó, một hội nghị Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng họp, đưa ra các đề nghị sửa đổi hiến pháp, mà đầu tuần này họ mới chuyển qua cho quốc hội để bỏ phiếu chính thức hóa. Như quư vị đọc trong Nhật báo Người Việt hôm qua, có một điều thay đổi lớn là hiến pháp Trung Quốc sẽ công nhận quyền sở hữu của tư nhân, để từ nay các xí nghiệp tư không c̣n bị chèn ép quá đáng so với các doanh nghiệp nhà nước. Từ 50 năm nay, Cộng Sản Trung Quốc chỉ công nhận một thứ quyền sở hữu công (trong thực tế là của nhà nước,) nó được coi không những là "bất khả vi phạm" mà c̣n "thiêng liêng" nữa. Bây giờ họ chịu xác định rằng "tài sản tư hữu hợp pháp không thể bị vi phạm." Đồng thời, quốc hội Trung Quốc cũng sẽ thảo luật một dự luật về ngoại thương, theo đó từ nay các cá nhân, các tổ chức và pháp nhân đều có quyền kinh doanh xuất nhập cảng, trái với trước đây chỉ các xí nghiệp nhà nước mới có quyền đó. Như vậy là các đồng chí Trung Quốc vĩ đại đă đi thụt lùi trên con đường xây dựng chủ nghĩa Xă hội, họ không chịu nghe lời đồng chí Nguyễn Phú Trọng!

Nhưng họ không tin tưởng lời ông Nguyễn Phú Trọng cũng đúng, v́ ông nói nhiều điều họ nhắm mắt cũng thấy ngay là sai lầm. Chẳng hạn, trong phần Một, đoạn đánh số 3 ông viết như vầy: "Đi lên chủ nghĩa Xă hội là mục tiêu lư tưởng của những người cộng sản và nhân dân Việt Nam, là khát vọng ngàn đời thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam" (chúng tôi đánh dấu.) Nói chủ nghĩa Xă hội là lư tưởng của các đảng viên đảng Cộng Sản có thể tin được, ít nhất trong đảng cũng có vài ba người nghĩ như vậy. Nhưng ngày nay không c̣n mấy đảng viên tin nữa, c̣n chính các cán bộ th́ đă hết tin tưởng từ lâu rồi, cho nên bây giờ họ chỉ lo kiếm tiền và hưởng thụ. Nhưng lại nói đó cũng là mục tiêu lư tưởng của nhân dân Việt Nam th́ hơi quá đáng! Thử đem trưng cầu dân ư coi người ta có biết chủ nghĩa Xă hội là cái ǵ chưa mà tin tưởng? Chính ông Nguyễn Phú Trọng tiết lộ điều đó. Ông viết rằng: "Nhưng đi lên chủ nghĩa Xă hội bằng cách nào? Đó là câu hỏi lớn... muốn trả lời thật không đơn giản." Ông là chủ tịch Hội đồng Lư luận Trung ương mà ông c̣n thấy là nó không đơn giản, thế th́ người dân vô tội làm sao hiểu được nó như thế nào mà chọn lựa? Sau đó ông Nguyễn Phú Trọng liệt kê các "mô h́nh chủ nghĩa Xă hội" từ thời Xô viết trở đi, để cho thấy cái này là một huyền cơ bí kíp khó vô cùng ai đụng vô cũng tẩu hỏa nhập ma hết! Những bộ óc lỗi lạc như đồng chí Stalin (mà Hồ Chí Minh vẫn quả quyết nhiều lần rằng "Đồng chí Stalin không thể nào sai được") mà ông Xít c̣n làm sai, th́ làm sao những phó thường dân ở nước Nam ta biết được chủ nghĩa Xă hội là cái ǵ mà chọn làm mục tiêu?

Những lời hùng hồn hươu vượn đó, người Trung Hoa đă nghe trong nửa thế kỷ trước khi ông Đặng Tiểu B́nh đưa ra lư thuyết thực dụng "mèo trắng mèo đen được cả, miễn bắt được chuột!" Các đồng chí cộng sản Trung Hoa có thể tủm tỉm cười trước thái độ ngây thơ ngờ nghệch của ông Nguyễn Phú Trọng. Nhưng người ta có thể tha thứ những kẻ khờ khạo ngây thơ, c̣n nếu lại nói những điều sai lầm một cách huênh hoang th́ có vẻ khinh cả người nghe, hơi quá đáng! Người Trung Hoa không cần đọc lịch sử Việt Nam cũng biết rằng suốt trong lịch sử người Việt Nam chưa hề nghe nói đến chủ nghĩa Xă hội bao giờ, cho tới khi cha con ông Hồ Chí Minh đem ở Nga ở Tầu về quảng cáo. Vậy th́ làm sao dám nói đó là "khát vọng ngàn đời của cả dân tộc Việt Nam" được? Có phải ông Bí thư thành ủy Hà Nội mới khám phá ra trong các ḥn ngói, ḥn gạch khai quật được, từ thời Tiết độ xứ Cao Biền đă thấy những chữ "Đi lên chủ nghĩa Xă hội" nhập cảng từ Trung Quốc sang rồi?

Hay là ông Nguyễn Phú Trọng nói đến hai chữ "ngàn đời" theo nghĩa là ngàn đời sau, kể từ lúc ông Hồ Chí Minh mang sách của Stalin về ngồi dịch trong hang Pắc Bó? Nói như vậy là tiên đoán cả tương lai hàng ngàn năm, tức là thuộc phạm vi bói toán, không c̣n là công tác lư luận, tư tưởng nữa! Nhưng một điều ông Nguyễn Phú Trọng làm mất ḷng các đồng chí cộng sản Trung Hoa nhất có lẽ là thái độ ông coi các lư thuyết của Đặng Tiểu B́nh không ra cái ǵ cả. Ông đem những lư thuyết của ông Đặng sang dạy dỗ lại các đồng chí Trung Quốc của ông chẳng khác ǵ một người Phi châu đem Coca Cola sang bán cho dân Mỹ, khoe rằng xứ Uganda của ḿnh đă sáng chế ra thứ nước ngọt đó!

Để khoe khoang công tŕnh của đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng kể rằng tại đại hội VI tháng 12 năm 1986, đảng ông "đă đề ra đường lối đổi mới toàn diện" với những "quan niệm mới," về "con đường, phương pháp xây dựng chủ nghĩa Xă hội," về "cơ cấu kinh tế," rồi th́ "phê phán triệt để," rồi th́ "khẳng định chuyển hẳn sang," vân vân. Ông dám nói với các đồng chí Trung Quốc là "Đại hội VI là một cái mốc đánh dấu bước chuyển trong nhận thức... Đó là kết quả của cả một quá tŕnh t́m ṭi, thử nghiệm, suy tư, đấu tranh tư tưởng rất gian khổ, kết tinh trí tuệ và công sức của toàn đảng, toàn dân trong nhiều năm."

Rơ thật là hoang tưởng. Ai cũng biết tất cả những ǵ đảng Cộng Sản Việt Nam làm từ sau Đại hội 6 là bắt chước những cải cách của ông Đặng Tiểu B́nh đă làm ở Trung Quốc, bắt đầu từ năm 1979. Ông Trường Chinh đă đọc báo về những thay đổi của ông Đặng Tiểu B́nh rồi đem ra bắt các đảng viên học tập, mà đó cũng chỉ là những biện pháp thực tế rách đâu vá đó chứ chẳng có lư thuyết nào xa xôi cả. Không khác ǵ ngày xưa các ông cộng sản ở Việt Nam đă cóp sách của Mao Trạch Đông, từ đề cương văn hóa đến chiến tranh nhân dân trường kỳ kháng chiến, vân vân. Bây giờ ông Nguyễn Phú Trọng lại tới Bắc Kinh đem khoe khoang những "quá tŕnh t́m ṭi, suy tư, kết tinh trí tuệ" của đảng ông! Thật không coi các đồng chí Trung Quốc ra cái con mèo ǵ cả!

Trên đây chỉ là hai điểm sai lầm về sự kiện trong bài lư luận của ông Nguyễn Phú Trọng. C̣n nhiều điều sai lầm khác quan trọng hơn, về căn bản tư tưởng và phương cách suy nghĩ, chúng tôi sẽ bàn tới trong dịp khác. Bữa nay là nhân dịp Lễ Giáng Sinh, v́ ḷng Chúa nhân từ chúng ta không nên bàn những chuyện làm bà con độc giả mất vui! Nhưng một bài diễn văn về một đề tài quan trọng nhất đối với đảng Cộng Sản Việt Nam, do ông chủ tịch cái hội đồng Lư luận Trung ương Đảng viết, mà phạm những sai lầm sự kiện như trên th́ không thể bỏ qua không nói được. Dẫu sao, cũng xin quư vị tạm quên những chuyện làm xàm về chủ nghĩa Xă hội, v́ ngay những người giàu óc tưởng tượng như ông Nguyễn Phú Trọng cũng chưa nghĩ ra cái "Lễ Giáng Sinh theo định hướng ǵ ǵ" của họ cả! Cuối cùng, xin kính chúc bà con trong và ngoài nước một ngày lễ Giáng Sinh ai nấy được b́nh an trong tâm hồn và trong cuộc sống.

 

Mâu thuẫn các nước giàu nghèo

Ngô Nhân Dụng

Nhật báo Người Việt, California, 04-01-2004

Lại nói tiếp chuyện ông Ủy Viên Bộ Chính Trị Nguyễn Phú Trọng dạy dỗ người ta về những cái xấu, cái dở của kinh tế tư bản. Sau khi chê bai chế độ tư bản làm tăng thêm bất công xă hội, ông Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chê đến t́nh trạng chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia, mà ông cũng đổ lỗi cho kinh tế tư bản nữa! Ông nói: (kinh tế tư bản) "nó c̣n ràng buộc các nước kém phát triển trong quỹ đạo bị lệ thuộc và bị bóc lột theo quan hệ 'trung tâm - ngoại vi'."

Nói như thế chưa đủ làm nản ḷng hàng triệu người dân Việt Nam đang mới tập làm kinh tế theo lối tư bản nửa chừng, tùy mức độ được đảng cho phép, ông Nguyễn Phú Trọng dọa thêm: "Có thể nói, nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa toàn cầu ngày nay là sự thống trị của một số ít nước lớn hay là một số tập đoàn xuyên quốc gia đối với đa số các nước nghèo, làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước giàu và các nước nghèo." Nói như vậy, chắc nhiều người sợ bị bóc lột, bị thống trị, sẽ từ bỏ ngay kinh tế thị trường theo lối tư bản, đi sang Bắc Hàn xin ông Kim Chính Nhất cho gia nhập câu lạc bộ vô sản của cha con nhà Kim!

Đây là một luận điệu "chống tư bản" được nhắc đi nhắc lại thời chiến tranh lạnh, trước đây 40, 50 năm, tưởng đă được mai táng mồ yên mả đẹp từ mươi năm nay rồi, không ngờ ông Nguyễn Phú Trọng c̣n đào lên, dựng lại. Đó là luận điệu của Cộng Sản Xô Viết đem ra để dọa cho các nước nghèo, khiến họ lo sợ bị các nước giàu bóc lột, rồi bảo họ hăy theo cộng sản quốc tế chống đế quốc tư bản. Những chữ "ràng buộc trong quỹ đạo," "bị lệ thuộc và bị bóc lột," "sự thống trị," cho thấy cách nh́n kinh tế thế giới của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn nằm trong "quỹ đạo" của tư tưởng Stalin và Mao Trạch Đông! Trên căn bản, đây là một luận điệu chống hệ thống thương mại quốc tế tự do. Nhưng hầu như ông Nguyễn Phú Trọng không thèm để ư ǵ đến những biến chuyển kinh tế thế giới, ông tới Bắc Kinh mà không thèm biết t́nh trạng Trung Quốc đă thay đổi như thế nào từ khi mở cửa thông thương với thế giới tư bản? Và Trung ương Đảng Trung Quốc vừa mới quyết định sẽ ghi vào hiến pháp là nhà nước phải tôn trọng quyền tư hữu! Sau khi bị Trung Quốc đánh lừa, xúi Hà Nội đừng đặt bút kư, rồi Bắc Kinh kư thương ước trước với Mỹ và gia nhập WTO trước, không lẽ giờ này một lư thuyết gia cộng sản Việt Nam c̣n sang Tàu dạy dỗ họ phải coi chừng bị tư bản bóc lột? Năm 2002, Trung Quốc hănh diện v́ nhận được nhiều vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (53 tỷ mỹ kim,) lần thứ nhất được nhiều tiền đổ vô hơn cả Mỹ (30 tỷ đầu tư trực tiếp.) Tại sao họ không để cho tư bản quốc tế tiếp tục bóc lột công nhân Mỹ, Đài Loan, Nam Hàn, mà lại để cho họ vào bóc lột dân Trung Hoa như vậy? Nhưng nếu không có tư bản quốc tế th́ làm sao Trung Quốc có thể đạt mục tiêu bành trướng Tổng sản lượng Nội địa cho lớn bằng GDP của Mỹ trong ṿng ba, bốn chục năm!

Trong lúc cả nước Việt Nam, từ Bộ Chính trị đến người đánh cá, bắt tôm đều mong ngóng ngày nào nước Việt Nam được gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới, th́ ông Nguyễn Phú Trọng lại đi nói như vậy, không biết ông nói để làm ǵ? Đến Bắc Kinh mà nói chuyện như vậy, có khác nào vào nhà có đám cưới mà khóc như đi viếng tang? Lại c̣n dạy khôn các đồng chí Trung Quốc về mối đe dọa của chủ nghĩa tư bản, có khác nào đánh trống qua cửa nhà sấm?

Hiện giờ tương quan kinh tế giữa các quốc gia không c̣n biết đâu là trung tâm, đâu là ngoại vi nữa. Trung Quốc có phải là ngoại vi, v́ Mỹ là trung tâm hay không? Trung Quốc bán hàng sang Mỹ nhiều hơn mua của Mỹ, thặng dư 125 tỷ trong năm qua, bao nhiêu người Mỹ than thở rằng chính phủ Mỹ dễ dăi với mấy chú quá, như vậy Trung Quốc có bị bóc lột không? Nếu Mỹ t́m cách cắt đứt thương mại với Trung Quốc để dân Mỹ khỏi kêu rêu, th́ sẽ có mấy trăm triệu người Trung Hoa thất nghiệp thêm? Nhưng lúc đó, các công ty bán lẻ đại hạ giá như Wal-Mart mua hàng đâu về bán giá rẻ cho dân Mỹ dùng? Các công ty Motorola, General Motors đang đầu tư ở Trung Quốc liệu có để cho chính phủ Mỹ yên hay không? Và nếu chính phủ Bắc Kinh không có 400 tỷ mỹ kim ngoại tệ dự trữ th́ ai bỏ tiền ra mua công trái của chính phủ Mỹ, trong lúc chính phủ Mỹ chi tiêu nhiều hơn thu vào, cần phải vay nợ? Có phải Mỹ đang lệ thuộc Trung Quốc về tài chánh hay Trung Quốc chỉ có cái thú vui là làm chủ nợ? Tất cả các nước đang "trói buộc và lệ thuộc" lẫn nhau, họ biết vậy, mỗi nước tranh giành phần lợi lớn cho ḿnh, không ai nhịn ai hết, nhưng không thể bỏ nhau được. Vũ trụ không có trung tâm, mà kinh tế toàn cầu cũng vậy.

Sự có mặt của các tập đoàn công ty đa quốc cũng không thống trị được các nước nghèo. Xứ Singapore trước đây 40 năm may mắn v́ có ông Lư Quang Diệu biết nói rằng: Công ty IBM mở nhà máy ở Singapore, thuê mướn nhân viên người Singapore, sản xuất hàng hóa ở Singapore để xuất cảng, th́ đó là một công ty Singapore. Thử hỏi công ty Dell bây giờ là một công ty Mỹ, hay Đài Loan? Hay Mă Lai Á? Công ty Siemen quốc tịch Đức hay quốc tịch Liên hiệp Âu châu? Vodaphone là một công ty Anh, Mỹ, hay Đức? Khi các sinh viên ở Anh, Pháp, Mỹ biểu t́nh phản đối một công ty như Nike về tội bóc lột các công nhân nghèo khó ở Indonesia, Việt Nam, Cam Bốt, lúc đó là nước nào đang thống trị nước nào?

Vấn đề do các công ty đa quốc gây ra không phải là ai thống trị ai. Vấn đề lớn thế giới cần giải quyết là một hệ thống pháp luật liên quốc để điều hợp các hoạt động của các công ty xuyên quốc gia đó, sao cho họ chỉ chú ư đến việc gia tăng hiệu năng sản xuất chứ không chỉ t́m các lỗ hổng thuế vụ để tránh không đóng thuế. Đây là một cuộc tranh đấu giữa một bên là các thực thể kinh tế, các công ty lớn, bên kia là những thực thể chính trị, là các quốc gia và tổ chức quốc tế. Giữa kinh tế và chính trị. Chính phủ và người dân các quốc gia phải ư thức vấn đề chính yếu đó mà lo hợp tác với chính phủ các nước khác cùng nhau giải quyết. Chúng ta không nên phí thời giờ đi lo những chuyện tào lao do các lư thuyết gia vẫn sống ở thế kỷ thứ 19 đem ra hù họa, dọa nạt! Tại sao không lo cho các cô gái Việt Nam thất nghiệp phải sang Cam Bốt bán thân nhục nhă, mà lại lo những công ty ngoại quốc đến Việt Nam đầu tư? Nếu họ sang Trung Quốc đầu tư th́ các cô gái ở thôn quê Trung Quốc sẽ có việc làm, không phải đi lấy chồng Đài Loan như đi bán làm nô lệ!

Những mâu thuẫn giữa các nước giàu và các nước nghèo không phải là khám phá mới lạ. Trải qua hai thế kỷ, các nước nghèo không c̣n ngu dốt như vua quan triều Thiệu Trị, Tự Đức nữa. Các quốc gia phải đối xử b́nh đẳng với nhau, mặc dù ai cũng chỉ lo lợi cho ḿnh. Các tổ chức quốc tế, các khối mậu dịch tự do giúp các nước nghèo đoàn kết với nhau để được đối xử b́nh đẳng hơn. Không chú tâm lo lắng về vấn đề đó, mà lại ru ngủ thanh niên bằng những lư luận đời xưa để họ quên đi những mối nhục trước mắt của sự nghèo đói, tham nhũng, bất công, là có tội.

Mối nhục của người dân Việt Nam bây giờ không phải là nhục nô lệ ngoại bang, mà là mối nhục chậm tiến. Những người như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ B́nh, Nguyễn Đan Quế đă v́ cảm thấy nỗi nhục đó nên kêu gọi đảng Cộng Sản Việt Nam hăy thay đổi. C̣n nhưng lư thuyết gia như ông Nguyễn Phú Trọng vẫn vặn lưỡi ba hoa, hô hào cho những cách nh́n thế giới lỗi thời từ thế kỷ 19, chỉ cốt để bảo vệ chính quyền của đảng, tŕ hoăn việc thay đổi đất nước càng lâu càng tốt để bảo vệ quyền lợi của những lănh tụ trong Trung ương Đảng đang ăn trên ngồi trốc. Nh́n thấy thế ai cũng phải đau ḷng, không nói không được. Chứ cái lối ba hoa lư luận để che mắt người dân đó ai đọc cũng biết là sai, ai muốn phí thời giờ tranh luận làm ǵ?

NGÔ NHÂN DỤNG

Chúng tôi lại xin đăng nguyên văn một đoạn trong phần đầu bài thuyết tŕnh của ông Nguyễn Phú Trọng liên quan tới bài B́nh Luận này:

Tuy nhiên, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không phải là vạn năng. Bên cạnh mặt tích cực nó c̣n có mặt trái, có khuyết tật từ trong bản chất của nó do chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa chi phối. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, càng ngày mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản càng bộc lộ sâu sắc, không giải quyết được các vấn đề xă hội, làm tăng thêm tính bất công và bất ổn của xă hội, đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo. Hơn thế nữa, trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, nó c̣n ràng buộc các nước kém phát triển trong quỹ đạo bị lệ thuộc và bị bóc lột theo quan hệ "trung tâm - ngoại vi". Có thể nói, nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa toàn cầu ngày nay là sự thống trị của một số ít nước lớn hay là một số tập đoàn xuyên quốc gia đối với đa số các nước nghèo, làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước giàu và các nước nghèo...

 

Về bài phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng

Hoàng Quế

 

Hiện nay, tuy ĐCSVN có thi hành những chính sách cởi mở hơn, nhưng chưa thực sự thay đổi. Những ư kiến nói về một nền "KTTT định hướng XHCN" trong bài của Giáo sư, Tiến sĩ, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Phú Trọng vẫn chỉ là những lư luận chung chung cho thấy các nhà lănh đạo ở VN c̣n khá mơ hồ về những kiến thức kinh tế hiện đại, trong khi VN đang đứng trước cơn lốc xoáy của hội nhập và toàn cầu hóa về kinh tế. Các nhà lănh đạo VN vẫn bám giữ những lư luận kinh tế dựa trên “thánh kinh” của Marx-Lenine nói về nền kinh tế tư bản từ thế kỷ 17-18 để áp dụng vào đường lối và chính sách kinh tế của thế kỷ 21, trong khi đó VN đă gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và đang xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

 

 

Qua bài này ta có thể thấy là đă có nhiều bước cải tiến trong cách “tư duy” của ĐCSVN như: “Không c̣n có thái độ định kiến và kỳ thị đối với bất cứ thành phần kinh tế nào, chủ động hội nhập thị trường quốc tế. Hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh, v.v. nhưng họ vẫn “khăng khăng” nói về một nền kinh tế do Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) làm chủ đạo và chịu sự lănh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) có nghĩa là ĐCSVN sẽ đề ra đường lối, chiến lược phát triển của đất nước nói chung, v.v…”

Theo tinh thần khoa học, truớc khi hành động ta cần xây dựng phương pháp tư duy logic, sau đó phân tích, lập luận và cuối cùng mới nâng lên thành lư luận để từ đó đề ra các chính sách, các mô h́nh kinh tế thiết thực. Nhưng làm sao để những lư luận đó giúp chúng ta hành động và hướng tới một mô h́nh kinh tế đúng đắn?

Kinh nghiệm thế giới cho thấy là muốn có các mô h́nh kinh tế tốt không ai có thể lấy những mô h́nh từ kinh Thánh, kinh Phật, hay từ các sách triết lư của Platon, Khổng tử hay của Karl Marx - Lenine, v.v. mà phi nghiên cứu và đúc rút ra từ các tiến tŕnh phát triển một cách khoa học. V́ vậy, các kinh tế gia đă từ các kinh nghiệm thực tế để cố gắng t́m ra các qui luật chung hoặc các hiện tượng lặp đi lặp lại (replicable) rồi từ đó đưa ra các định luật, các quy luật hay các mô h́nh kinh tế.

Như vậy muốn đánh giá sự phát triển kinh tế ở VN và Trung Quốc (TQ) hiện nay, trước hết chúng ta cần xem xét vấn đề sau:

1. Tại sao VN và TQ lựa chọn mô h́nh kinh tế thị trường định hướng XHCN?

2. Các lựa chọn theo kinh tế thị trường (KTTT) định hướng Xă hội Chủ nghĩa (XHCN) có khả thi hay không?

3. Cái giá dân VN phải trả.

A) Tại sao VN và TQ lựa chọn mô h́nh kinh tế thị trường định hướng XHCN?

Trên thực tế, ai cũng biết là TQ vào 1976 và VN vào 1986 đă chọn con đường phát triển kinh tế thị trường v́ chính sách phát triển kinh tế theo kế hoạch XHCN, theo kiểu mệnh lệnh đă thất bại liên miên, hậu quả là toàn bộ nền kinh tế và xă hội, v.v. lâm vào t́nh trạng bế tắc và gần như đổ vỡ.

Nửa đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ trước, VN phải nhập gạo, không đủ ăn trong khi các nước XHCN "anh em" cũng bị khó khăn và phải đối mặt với nguy c tan ră. VN hoàn toàn bế tắc về kinh tế. Khi đó, nếu VN và TQ không thay đổi th́ có nhiều triển vọng bị phá sản giống như Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu. ĐCSVN đă chọn con đường này là v́ “sự sống c̣n chính trị” của đảng chứ không phải v́ những mục đích “do dân hay v́ dân”.

Khi thoát nạn, VN đă cố chứng minh sự "đúng đắn" của KTTT định hướng XHCN qua 4 kỳ Đại hội đảng (ĐHĐ) (VI-1986, VII-1991, VIII-1996, IX-2001). ĐCSVN đă nhiều lần muốn bỏ “vấn đề đấu tranh giai cấp” vào năm 1995 dưới sự lănh đạo của thủ tướng Vơ Văn Kiệt và bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm.

Nếu nh́n lại lịch sử th́ ĐCSVN đă “máy móc bắt chước” đàn anh Liên Xô (LX) và TQ khi áp dụng các chính sách và mô h́nh kinh tế XHCN. Có thể thấy rằng cho đến khi khối LX và Đông Âu sụp đổ, các nhà lư luận kinh tế của VN chỉ biết "dịch thuật" hay là "sao chép" nguyên bản các lư luận hoặc mô h́nh kinh tế của LX hoặc TQ và chưa bao giờ "dám" đặt một sự nghi vấn hoặc xem xét ứng dụng vào thực tế của các lư luận đó đă mang lại hiệu quả như thế nào. Đó chính là nguyên nhân khiến cho kinh tế VN trong nhiều năm hầu như không phát triển.

Hiện nay, tuy ĐCSVN có thi hành những chính sách cởi mở hơn, nhưng chưa thực sự thay đổi. Những ư kiến nói về một nền "KTTT định hướng XHCN" trong bài của Giáo sư, Tiến sĩ, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Phú Trọng vẫn chỉ là những lư luận chung chung cho thấy các nhà lănh đạo ở VN c̣n khá mơ hồ về những kiến thức kinh tế hiện đại, trong khi VN đang đứng trước cơn lốc xoáy của hội nhập và toàn cầu hóa về kinh tế. Các nhà lănh đạo VN vẫn bám giữ những lư luận kinh tế dựa trên “thánh kinh” của Marx-Lenine nói về nền kinh tế tư bản từ thế kỷ 17-18 để áp dụng vào đường lối và chính sách kinh tế của thế kỷ 21, trong khi đó VN đă gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và đang xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Tại các nước phát triển, các lư luận kiểu triết học này chỉ được bàn căi trong các hội thảo ở các trường đại học hay trong giới trí thức mà thôi. Các nhà lư luận không thể lấy danh nghĩa nào mà áp đặt các lư luận của họ cho các nước. Cần nhớ rằng kinh tế cũng có qui luật phát triển riêng và bất kỳ ai mong áp đặt ư muốn chủ quan của ḿnh vào một xă hội th́ sớm muộn cũng sẽ thất bại.

Ta hăy thử tóm lược một số mục đích mà các nhà lănh đạo VN đă đề ra trong cái gọi là "KTTT định hướng XHCN” như sau:

[…1. Mục đích của kinh tế thị trường định hướng XHCN là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế, kỹ thuật, nâng cao đời sống, ...

2. Kinh tế thị trường định hướng XHCN có nhiều hinh thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai tṛ chủ đạo…

3. Kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lư của Nhà nước.

4. Kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế…Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và cong bằng xa hội ngay trong từng bước phat triển…]

Từ những tóm lược trên, ta có thể thấy có điểm ǵ khác biệt với KTTT kiểu tư bản Tây phương chăng? Điểm 1, 3, và 4 th́ các nước gọi là tư bản đă thực hiện từ lâu và thực hiện "nghiêm túc" hơn nhiều so với các nước khác. Điểm 2 th́ nhiều nước tư bản đă làm việc, nhưng chính là qua kinh nghiệm thực tế có nhiều khiếm khuyết, dễ tạo ra sự quan liêu và cản trở sự phát triển kinh tế cho nên họ phải tư nhân hoá. Có thể thấy rơ rằng ĐCSVN chẳng "sáng tạo" hay phát hiện được điều mới mẻ nào, họ chỉ đặt tên mới cho những thứ đă có sẵn mà thôi.

Các nước gọi là tư bản như Thụy Điển c̣n mang bản chất XHCN gấp bội các nước XHCN như VN hay TQ. Hệ thống xă hội nhằm đảm bảo cuộc sống của dân chúng như chế độ phúc lợi, hưu bổng, y tế và giáo dục tốt gấp bội. Sự phân phối lợi tức c̣n đồng đều hơn VN hay TQ gấp nhiều lần. Thuỵ Điển làm được như vậy v́ họ có nhiều đảng, kiểm soát lẫn nhau, và các chính sách kinh tế đều được đưa ra mổ sẻ công khai và có sự tham gia của quần chúng. Trong khi đó, ở VN th́ khẩu hiệu "dân biết, dân bàn, dân làm chủ" chỉ được thực hiện một cách h́nh thức. Do đó, trong xă hội sẽ không có một cơ chế kiểm soát có hiệu quả đối với nhà cầm quyền, dẫn tới t́nh trạng cửa quyền diễn ra khắp mọi nơi. Thêm vào đó sẽ phát sinh nhiều căn bệnh nan giải như tham nhũng, lăng phí và vô trách nhiệm. Hậu quả là sự phát triển của toàn xă hội sẽ bị ngăn cản.

Ví dụ 2: Thực tế đă cho thấy các chính sách nhằm xây dựng mô h́nh XHCN trước đây đă sai lầm v́ xuất phát từ sự “tưởng tượng” dựa trên “kinh thánh” cũ kỹ mà các “nhà lư luận” đă áp đặt cho dân chúng. Thực tế cũng chứng minh sự "luẩn quẩn", bế tắc về lư luận dẫn đến những sai lầm trong hành động, khiến cả một dân tộc phải trả giá bằng sự lạc hậu và nghèo đói của nhiều thế hệ. Đơn cử như chính sách về ruộng đất. Khi đánh Tây th́ các nhà lănh đạo ĐCSVN kêu gọi ḷng yêu nước của toàn dân, kêu gọi nhà nhà đóng góp nuôi cách mạng. Nhưng sau khi thành công th́ lập tức phân chia nhân dân thành ra nhiều loại thành phần: tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, phú nông, bần nông. Rồi tịch thu tài sản của những gia đ́nh thuộc loại tư sản hay địa chủ. Ở nông thôn, cải cách ruộng đất đă tịch thu hết ruộng đất của địa chủ để chia cho nông dân, sau đó lại xây dựng các hợp tác xă, và người nông dân lại không có ruộng đất. Sau hàng chục năm tiến hành các "thử nghiệm", nay ĐCSVN lại trả quyền sử dụng đất cho dân với chính sách gọi là "khoán" đến hộ gia đ́nh và nhờ thế đă tránh được nạn đói. Chỉ tiếc rằng cả dân tộc đă được lấy ra làm thí nghiệm và đă mất hơn 50 năm ...

Ví dụ 3: Những đ̣i hỏi của WTO có thể t́m trong Marx không?

B) Các lựa chọn theo KTTT định hướng XHCN có khả thi hay không?

 Sau đó ông Nguyễn Phú Trọng và ĐCSVN đưa những quan điểm “hăy bắt tay vào hành động, thực tiễn sẽ cho câu trả lời".

[…1- Phải tiếp tục thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, không có thái độ định kiến và kỳ thị đối với bất cứ thành phần kinh tế nào.

* Kinh tế nhà nước phải phát huy được vai tṛ chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. DNNN giữ những vị trí then chốt. Đẩy mạnh việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước;

* Kinh tế tập thể gồm các h́nh thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xă là ṇng cốt.

* Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị tri quan trọng lâu dài.

* Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển rộng răi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm.

* Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào các sản phẩm xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế ….

* Phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước dưới dạng các h́nh thức …
2- Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường; đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lư kinh tế của Nhà nước. Chủ động hội nhập thị trường quốc tế. Hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh.

* Mặt khác phải đổi mới sâu rộng cơ chế quản lư kinh tế, phát huy những yếu tố tích cực của cơ chế thị trường, triệt để xoá bỏ bao cấp trong kinh doanh, tăng cường vai tṛ quản lư và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, …

* Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lư vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, trong đó đặc biệt coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ chế chính sách, luật pháp, đổi mới công tác kế hoạch hóa, nâng cao chất lượng công tác xây dựng các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xă hội; tăng cường công tác thông tin kinh tế - xă hội trong nước và quốc tế, công tác kế toán, thống kê….

3- Giải quyết tốt các vấn đề xă hội, hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xă hội, thực hiện công bằng xă hội, coi đó là một nội dung rất quan trọng của định hướng xă hội chủ nghĩa, bảo đảm tính ưu việt của chế độ xă hội mới..

* Trong t́nh h́nh cụ thể hiện nay ở Việt Nam, phải bằng nhiều giải pháp tạo ra nhiều việc làm mới.

* Tiếp tục thực hiện chương tŕnh xoá đói, giảm nghèo, chăm sóc những người có công với nước, thương binh, bệnh binh, cha mẹ, vợ con liệt sĩ, gia đinh chính sách - một yêu cầu rất lớn đối với một đất nước phải chịu nhiều hậu quả sau 30 năm chiến tranh….
4- Giữ vững và tăng cường sự lănh đạo của ĐCS.

* Càng đi vào kinh tế thị trường, thực hiện dân chủ xă hội, mở rộng hợp tác quốc tế càng phải tăng cường và đổi mới sự lănh đạo của ĐCS.

* Hiện nay, có ư kiến cho rằng, để chuyển sang kinh tế thị trường - tức là nền kinh tế vận động theo quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... th́ không cần phải có sự lănh đạo của Đảng Cộng sản. Sự lănh đạo của Đảng nhiều khi cản trở , làm "vướng chân" sự vận hành của kinh tế (?).

* Đảng lănh đạo có nghĩa là Đảng đề ra đường lối, chiến lược phát triển của đất nước nói chung, của lĩnh vực kinh tế nói riêng, bảo đảm tính định hướng đứng đắn trong sự phát triển kinh tế, làm cho kinh tế có tốc độ tăng trưởng và năng suất lao động cao, ...

* Đương nhiên, Đảng phải thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, được nhân dân tin cậy và ủng hộ… ]

1) Kinh nghiệm thế giới cho thấy là các nước tăng trưởng tốt hơn VN nhiều và họ có ĐCS đâu? Họ có nhiều đảng, kể cả ĐCS, mà vẫn thành công. Sự thành công trên thế giới cho thấy phát triển kinh tế không có nghĩa là phải tất nhiên có ĐCS lănh đạo, mới có công b́nh, hay tiến bộ mà thường là ngược lại.

2) Nói là không có thái độ định kiến và kỳ thị đối với bất cứ thành phần kinh tế nào nhưng trên thực tế th́ VN vẫn c̣n nhiều vấn đề:

Bài báo đưa lên VietnamNet ngày 2/7/2003 cho thấy là không phải không có kỳ thị đối sử (Ngân hàng quay lưng, thiệt tḥi về đất đaii và bất b́nh đẳng về thuế (xem bài trong annex 1).
3) Phát triển kinh tế với quốc doanh là chủ đạo thông qua DNNN có thật sự cần thiết?

Trên thực tế ai cũng biết là các DNNN làm ăn thiếu hiệu quả kinh tế, thường thua lỗ nhiều v́ quản lư kiểu “của chùa" hay “cha chung không ai khóc”.

[''Bộ trưởng Đào Đ́nh B́nh cho biết: "Có thể nói, hiện nay các DN của ngành GTVT, đặc biệt các DN làm về xây dựng công tŕnh giao thông đều có hai tồn tại lớn là: lỗ và nợ!". ]

T́nh trạng trên không chỉ diễn ra ở ngành giao thông mà c̣n diễn ra trong nhiều ngành nghề khác như sản xuất xi măng và đường. Vậy những thất bại này là do đâu? Phải chăng là do sự chỉ đạo từ đường lối của Đảng?

Tại các nước gọi là tư bản chủ nghĩa, khu vực nhà nước cũng khá cao, lên tới 40% của GDP tại Pháp, v.v. nhưng v́ cạnh tranh không hiệu quả bằng khu vực tư do cho nên bà cựu TT Anh Thatcher đă có chương tŕnh giải tư và trả lại các lĩnh vực sản xuất cho tư nhân (hoả xa, hăng hàng không, các cơ quan sản xuất, v.v]. Các DNNN quen bao cấp lại được hàng rào thuế quan bảo hộ cho nên tha hồ “làm mưa làm gió”. TQ, nước mà VN đang học theo, cũng đă phải cổ phần hoá các DNNN và nay các DN khu vực tư chiếm khoảng 45% GDP. Nếu các DNNN chỉ thua lỗ, và ngay cả TQ cũng đang t́m cách bỏ các DNNN th́ tại sao cứ phải lấy DNNN làm trụ cột của nền kinh tế? hay là v́ có DNNN th́ giới quan chức mới dễ bề hoành hành?

Ngày 17/11 vừa qua, báo chí VN đă dẫn một báo cáo của Bộ Tài chính cho biết đă bị thất thoát từ 20-25 ngàn tỷ đồng hay 30% kim ngạch đầu tư và xây dựng. Số tiền này được ước lượng là khong 5% GDP. Việc này cho thấy nếu VN tăng trưởng 8%/năm th́ 65% số tiền này rơi vào tay một thiểu số. Việc này nghịch lư với KTTT theo XHCN.

Trong tháng 7-03, hai vụ án tham nhũng được nhà nước công bố, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Trích theo TBKT ngày 19-07 cơ quan an ninh Tây Ninh điều tra vụ án “Công ty thương mại XNK Tây Ninh” làm thất thoát 30 tỷ. Giám đốc công ty cung ứng tàu biển cũng vậy. Nguyên nhân nào tham nhũng trong DNNN hoành hành? Thứ nhất v́ ĐCSVN có quyền tuyệt đối tạo cơ hội thuận tiện cho hành vi phạm pháp. Giám đốc là đảng viên cao cấp và nhờ vậy có tṛ đóng hụi chết. Thứ hai là luật lệ thiếu minh bạch (rút tiền không kư, tự ḿnh đi mua, v.v) .

 Nói tóm lại có hai nguyên nhân chính: a) yếu kém trong kỹ thuật quản lư ngân sách (sổ sách, kế toán, v.v.) và đây là vấn đề kỹ thuật nên có thể giai quyết một cách dễ dàng; b) cơ chế XHCN. Trong cơ chế này, mặc dù là sở hữu toàn dân nhưng theo ông Nguyễn Phú Trọng th́ đảng “..lănh đạo cú nghĩa là Đảng đề ra đường lối, chiến lược phỏt triển của đất nước nói chung, của lĩnh vực kinh tế nói riêng, bảo đảm tính chính trị, tính định hướng đúng đắn trong sự phát triển kinh tế, làm cho kinh tế chẳng những có tốc độ tăng trưởng và năng suất lao động cao,…” Trên thực tế là đảng đưa ra dự án, duyệt dự án, chọn người làm dự án, thanh tra dự án, kiểm toán, v.v. Nói tóm lại, cơ chế XHCN cho phép người ta “vừa đá banh vừa thổi c̣i.” Với cơ chế độc quyền này th́ không thể nào giải quyết tham nhũng, lăng phí được. Vậy “thực tế” đă cho thấy là chính sách đó đang đi đến phá sản.

3) Tăng cường sự lănh đạo của Đảng?

Các kinh nghiệm cho thấy là hiện nay theo bô. trưởng Công An, ông Lê Hồng Anh th́ chắc chắn là có chạy chức chạy quyền tại VN (xem bài annex 2)

Ngoài ra tờ: The Economist 16/11/2003 c̣n cho thấy VN không có dân chủ v́ ngày thứ tư 12/11, chế độ CSVN bỏ tù ông Trần dũng Tiến, một người tranh đấu đ̣i dân chủ 78 tuổi. Cùng ngày hôm đó chế độ quân phiệt ở Myanmar...

Đối với tờ Economist, các chế độ chính trị ở VN hay Miến điện đều không chấp nhận dân chủ” Đó là những vết nhơ trên bản đồ thế giới, một thế giới đang càng ngày càng nhiều người được sống tư do hơn..”

[..Though the Middle East is indeed one of the most repressive parts of the world, billions of people in other regions are also having their democratic aspirations ignored or crushed. On Wednesday November 12th, Vietnam’s communist regime jailed Tran Dung Tien, a 78-year-old pro-democracy campaigner. On the same day, Myanmar’s military junta rejected criticisms made earlier in the week by the United Nations’ secretary-general, Kofi Annan, of the regime’s failure to set a date for restoring political rights and for continuing to detain Aung San Suu Kyi, Myanmar’s pro-democracy leader.”

Of the 2.2 billion people living in unfree countries, almost two-thirds are in China, which in the 30 years of Freedom House’s annual surveys has edged up from its lowest rating to the second-lowest, due to improvements in economic freedom and a slight relaxation of curbs on free speech. Those in China’s “special administrative region” of Hong Kong enjoy a little more liberty but they are pressing for more—and resisting the Beijing regime’s attempts to chip away at those rights they already have: in July, the authorities were forced to postpone introducing a repressive new internal-security law after half a million of Hong Kong’s people marched to protest against it…]

Về xây dựng đảng, kinh nghiệm và lịch sử thế giới cho thấy nếu có một đảng th́ (độc quyền hay độc đảng) sẽ dễ đi tới lạm quyền. VN nên từ đó rút ra những kinh nghiệm để sửa sai.

Không có một xă hội nào là hoàn hảo hay "lư tưởng", do đó cần sửa đổi làm cho nó tốt hơn. Kinh nghiệm thế giới cho thấy trong một nước nếu không có phân quyền, không có sự kiểm soát lẫn nhau th́ dễ dẫn tới áp bức và lạm quyền.

Ở VN có sự cách biệt rất lớn giữa “lời nói và việc làm.” Chuyện này có nghĩa là có sự cách biệt giữa “thực tế và tư duy”.

Cũng như ông tổng thư kư Liên hiệp quốc Koffi Annan nói là dân chủ cần được bảo vệ và thực thi để đảm bảo các quyền dân chủ cho dân chúng.

C) Cái giá phải trả cho dân VN

Cái giá mà Liên xô đă phải trả trong quá khứ để thi hành các chính sách kinh tế XHCN theo kiểu Stalin là trên 35 triệu người đă thiệt mạng và một hệ thống tù đầy Gulag rộng lớn tràn ngập đất nước.

Cái giá mà VN đă phải trả là tại Hội nghị Thượng đỉnh của Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái B́nh Dương (APEC) hồi tháng 10 vừa qua tại Thai Lan, với một lợi tức trung b́nh là $ 420/đầu người/năm, VN là nước có mức lợi tức thấp nhất trong số 22 thành viên ở khu vực Thái B́nh Dương. Trong hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) th́ VN chỉ hơn có Lào, Cao Miên và Miến Điện. VN nghèo v́ các chính sách kinh tế trong quá khứ theo XHCN là sai lầm và ngoài ra c̣n phi trả giá khá cao về vấn đề độc quyền: nạn tham nhũng.

Tại các nước phát triển, các kinh tế gia th́ đi từ thực tế, rút ra những quy định rồi đề ra các chính sách chứ không lấy các chính sách từ kinh thánh rồi áp đặt cho đất nước như ở VN.

C̣n nói về chủ nghĩa thực dụng th́ nên vận dụng câu nói nổi tiếng của Đặng Tiểu B́nh, ông tổ của cải cách kinh tế ở TQ. “Muốn bắt chuột th́ không cần biết mèo trắng hay mèo đen.” Kinh nghiệm và lịch sử thế giới cho phép ta từ đó rút ra những kinh nghiệm để sửa sai.

 

Annex 1

8:1', 2/7/ 2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - ''Có thể nói rằng tác động tích cực và to lớn nhất của Luật Doanh nghiệp (DN) là vai tṛ của một bà đỡ mát tay. Bởi sau khi nhiều doanh nghiệp mới ra đời như những trẻ sơ sinh c̣n chập chững, đặc biệt trong 5 năm đầu sau khi thành lập, th́ sự hỗ trợ pháp lư của Luật DN cũng khá mờ nhạt''. Thảo luận về việc thi hành Luật DN trên địa bàn Hà Nội sáng 1/7, ông Mai Huy Tôn, Giám đốc Công ty TNHH Đức Việt đă bức xúc về Luật DN như vậy.

Mỗi DN vừa và nhỏ có nhu cầu b́nh quân khoảng 3000m2 mặt bằng sản xuất cho nhà xưởng, kho tàng.

Không ai phủ nhận những đóng góp của Luật DN trong việc thay đổi bộ mặt kinh tế dân doanh bằng các thay đổi tích cực trong khung pháp lư, nhưng số đông các DN tại Hội thảo đều cho rằng việc thực thi các chính sách, chế độ, quy định (luật, nghị định, thông tư) vẫn c̣n nhiều bất cập... mà nguyên nhân chính là do tổ chức thực hiện, cơ cấu triển khai, con người (quan chức Trung ương, địa phương....); Vẫn c̣n sự bất b́nh đẳng giữa DNNN và DN vừa và nhỏ tư nhân trong tất cả các lĩnh vực mà tập trung nhiều nhất ở đất đai, vay vốn, quan hệ với các cơ quan nhà nước, nguồn vốn ODA, kư hợp đồng với chính phủ, thành phố...Ngân hàng quay lưng. Các DN, nhất là các DN mới ra đời thường có nguồn vốn kinh doanh nhỏ. Để thực hiện những dự án đầu tư, DN dân doanh thường phải vay vốn hoặc huy động vốn từ các nguồn khác như vốn vay từ họ hàng, bè bạn. Việc tiếp cận vốn với các tổ chức tín dụng như Ngân hàng, Quỹ đầu tư phát triển là vô cùng khó khăn, kể cả trường hợp doanh nghiệp đó có nhà xưởng, máy móc, thiết bị. Những nhà xưởng, thiết bị đó lại đặt trong khuôn viên đi thuê lại với những hợp đồng ngắn hạn, không đủ các giấy tờ mà các tổ chức tín dụng đ̣i hỏi. Thiếu vốn thường làm mất đi những cơ hội kinh doanh. Theo báo cáo của Tổ cộng tác thi hành Luật DN, sau 3 năm thực thi, trên địa bàn Hà Nội đă có hơn 158.000 DN hoạt động theo Luật DN. Tổng số vốn đăng kư của các DN là 23.000 tỷ đồng, vốn b́nh quân của một DN là 1,67 tỷ đồng. Tổng số lao động của khu vực DN ngoài quốc doanh chiếm hơn 22% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5,6% trong tổng số lao động đang làm việc tại các DN của Hà Nội (hơn 400.000 người). 64,3% trong số các DN này làm ăn có lời.Giai đoạn 2000-2002, b́nh quân mỗi năm có 3.320 DN được thành lập mới (khoảng 276DN/tháng), gấp 6 lần so với b́nh quân năm giai đoạn 1992-1999. Và đặc biệt là các tháng đầu năm 2003, b́nh quân mỗi tháng có gần 500 DN được thành lập mới.

Mặc dù Nghị định của Chính phủ số 178/1999-NĐ ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng đó ra đời gần 3 năm. Nhưng thực tế lại làm khó cả DN nhà nước và DN tư nhân, bởi lẽ: Nếu ngân hàng không yên tâm, kể cả với khách hàng truyền thống là DN nhà nước, th́ họ vẫn phải thế chấp. Nhưng DN nhà nước không phải lúc nào cũng có lời hai năm liền (lỗ năm nay, lời năm sau là bệnh thường, nhất là DN làm xuất khẩu) và điều này làm tăng sự khắt khe với DN nhà nước vốn trước đây chỉ cần phương án kinh doanh có hiệu quả là được vay. Với DN vừa và nhỏ tư nhân lại càng khó. Do tâm lư, thói quen, dư luận xă hội không thiện cảm nên ngân hàng chưa chịu ''thông cảm'' với họ. Ngoài ra, cơ chế xử lư rủi ro của ngân hàng vẫn c̣n chặt chẽ với DN vừa và nhỏ tư nhân.Tâm lư ngân hàng vẫn thận trọng với DN tư nhân bởi lẽ cần bảo toàn vốn và do tŕnh độ quản lư, thẩm định, tiếp thị của ngân hàng c̣n non yếu. Các nguồn khác của tài chính đó hoạt động nhưng chưa theo kịp được những yêu cầu như: chứng khoán, thu mua tài chính...Đủ mọi thiệt tḥi về đất đai. Các DN tư nhân cũng bị thiệt tḥi trong các thủ tục về thuế đất. Trong khi đối với các dự án đầu tư nước ngoài, nếu chủ đầu tư thuê đất, UBND tỉnh nơi có đất cho thuê có nghĩa vụ tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và hoàn tất thủ tục cho thuê đất, song đối với các dự án đầu tư trong nước hiện nay chưa có một quy định như vậy. Ngược lại, DN tư nhân muốn thuê đất cũng phải tự ḿnh hoàn tất mọi thủ tục để có được các xác nhận cần thiết của nhiều cơ quan hành chính. Quốc hội đang bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Đất đai; Chính phủ đă ban hành nhiều Nghị định bổ sung quyền và đơn giản nhiều thủ tục về đất đai, nhưng việc thực hiện các chính sách cho thuê đất c̣n chậm và không ít phức tạp nên nhiều nhà đầu tư không thuê được đất để làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Hiện, Luật đất đai chưa cho phép DN trong nước được thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Đây là sự bất hợp lư, thiếu b́nh đẳng so với DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).Thời điểm tính thời hạn thuê đất hiện nay cũng chưa được Luật đất đai quy định. Các cơ quan quản lư đất đai cho rằng thời điểm đó bắt đầu từ ngày ra quyết định cho thuê đất và việc tính tiền thuê đất cũng được tính từ ngày đó. Các DN lại cho rằng thời điểm thuê sớm nhất cũng chỉ có thể là ngày DN nhận được đất, thậm chớ từ ngày DN có thể sử dụng được đất trên thực tế (v́ c̣n phải tính thêm thời gian bồi thường, di dời, giải toả, san, lấp mặt bằng). Cơ sở để tính tiền thuê đất hiện nay được xác định dựa theo ngành nghề kinh doanh, đối tượng thuê đất và nhiều tiêu chỉ khác hiện nay không c̣n phù ....

Annex 2

Thứ ba, 11/11/2003, 09:22 GMT+7

“Chắc chắn là có chuyện chạy chức chạy quyền”.

Bộ trưởng Lê Hồng Anh: "Những trường hợp nghi vấn chạy chức, chạy quyền có cả ở cấp địa phương lẫn trung ương".

Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh đă thừa nhận với báo chí như vậy. Theo ông hiện nay có tồn tại một thế lực ngầm, đường dây ngầm để chạy dự án, chạy chức, chạy tội, có điều là t́m chưa ra; có khi chuyện này xảy ra ngay trong bộ máy nhà nước.

 

Nguyễn Phú Trọng thiếu lư luận chặt chẽ, không có cơ sở thực tế khách quan

 

Lê Xuân Phong - Viết riêng cho Đàn Chim Việt

Bài của ông Nguyễn Phú Trọng (xem "KTTT Theo Đinh Hướng XHCH?") không phải là một bài lư luận khoa học và nghiêm túc về kinh tế nói chung, về kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa nói riêng. Ông đă viết ra một bài quảng cáo cho mô h́nh kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa mà ông tán thành và ủng hộ. Bài có mục đích truyền tụng tính hoàn thiện và hiện đại tưởng tượng của đường lối kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa mà ông muốn người đọc tin là có thật.

Bài viết thiếu lư luận chặt chẽ, không có cơ sở thực tế khách quan. Tác giả nói lấy được và huyênh hoang, không phân tích hoặc dẫn chứng. Ông Trọng khẳng định những điều mà ông đưa ra, đặc biệt về đặc tính “sáng tạo”của một mô h́nh “hoàn chỉnh” thể hiện “tư duy của đảng CSVN trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xă hội”.

Do những lời lẽ thiếu khoa học, tự cao tự đại và mang tính khẳng định của ông Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi không có ư muốn tranh luận hay đối đáp với ông. Chúng tôi chỉ đưa ra vài điều nhận xét và phê b́nh như sau:

1) Bài viết của ông Trọng tŕnh bày nhiều ư tưởng đề cao mô h́nh kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa những nội dung vô nghĩa, chẳng hạn như “Đại hội VIII của Đảng (tháng 6 năm 1996) đưa ra một kết luận mới rất quan trọng là sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xă hội mà là thành tựu của văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội và cả khi chủ nghĩa xă hội đă được xây dựng.”

Chúng tôi tiếc rằng măi tới Đại hội VIII, tháng 6 năm 1996, đảng CSVN mới nhận thức được một sự thực hiển nhiên. Hiểu đúng và sát nghĩa th́ bất cứ mô h́nh kinh tế nào, chủ nghĩa kinh tế nào cũng phải sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Đă nói tới kinh tế th́ tất nhiên phải có sản xuất và thương mại, có hàng hóa và dịch vụ!

Ông Trọng nói nhiều tới “kinh tế hàng hóa”mà Việt Nam theo đuổi từ khi “đổi mới”và cho rằng “kinh tế hàng hóa”xuất phát từ thời Lê-Nin thông qua “chính sách kinh tế mới”(NEP). Ông cho rằng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội trong hơn 70 năm (1917-1990) đă rơi vào “tŕ trệ và khủng hoảng”v́ tư tưởng của Lê-Nin, chính sách NEP và “kinh tế hàng hóa”đă không được thực hiện!

Ông Trọng hết ḷng tô son điểm phấn khái niệm “kinh tế hàng hóa”, rồi sơn phết nhiều lớp mô h́nh kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa, xem nó là “kết tinh trí tuệ và công sức của toàn đảng CSVN”. Tác giả khoe khoang viết rằng “kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay.”. Rồi ông Trọng lộng ngôn viết tiếp: “Đây là kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử của kinh tế thị trường … Chủ trương kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, … là sự lựa chọn tự giác con đường và mô h́nh phát triển trên cơ sở quán triệt lư luận Mác-Lê-Nin. “(Chúng tôi nghĩ ông Nguyễn Phú Trọng xứng đáng được trao giải thưởng Nobel kinh tế … giả hiệu!)

2) Ông Nguyễn Phú Trọng không nắm vững quá tŕnh thay đổi đường lối “đổi mới”của đảng CSVN từ 1986 tới ngày nay v́ ông đă viết như sau:

Ông Trọng có tính hay quên chăng, vậy chúng tôi thông tin cho ông rơ sự thật như sau:

Ông Trọng hoàn toàn nhầm lẫn khi ông viết “Cho tới tháng 4 năm 2001, đảng CSVN chỉ mới nói tới cơ chế thị trường, chưa dùng khái niệm kinh tế thị trường.”Ông Trọng tỏ vẻ thông thái nói rằng đảng CSVN phát triển cơ chế thị trường nhưng chưa phát triển kinh tế thị trường! Cơ chế thị trường không phản ảnh kinh tế thị trường th́ biểu hiện cho cái ǵ? Mà kinh tế thị trường không có cơ chế thị trường th́ chỉ là cái vỏ trống rỗng không có ư nghĩa ǵ cả.

3) Để gạt bỏ ư kiến cho rằng đường lối kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa cố ghép một cách gượng gạo cơ chế thị trường với xă hội chủ nghĩa, ông Trọng có những ư tưởng lạ lùng và quanh co cốt tránh đi thẳng vào vấn đề. Về điểm này, để bàn bạc đúng đắn cần phải đối chiếu tư bản chủ nghĩa với xă hội chủ nghĩa, cơ chế thị trường với cơ chế kế hoạch nhà nước tập trung, cơ chế giá cả hàng hóa do cung cầu ấn định với giá cả hàng hóa do nhà nước quy định, chế độ tư hữu với chế độ công hữu, v.v. Ông Trọng viết văn hoa nhưng viển vông rằng “Kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa không phải là kinh tế thị trường kiểu tư bản chủ nghĩa, cũng không phải là kinh tế bao cấp theo kiểu tập trung, cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xă hội chủ nghĩa mà là v́ c̣n thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xă hội.”

Ông Trọng muốn bám víu vào chủ nghĩa xă hội và bênh vực lấy được chủ nghĩa xă hội. Chủ nghĩa xă hội chủ yếu bao gồm kế hoạch nhà nước tập trung, chế độ vật giá do nhà nước ấn định, chế độ công hữu về phương tiện và tư liệu sản xuất, v.v. Mô h́nh kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa phát triển cơ chế thị trường, chế độ giá cả theo sự cung cầu và một nền kinh tế có nhiều thành phần, thừa nhận quyền tư hữu về phương tiện sản xuất, v.v. th́ c̣n ǵ tính xă hội chủ nghĩa? c̣n ǵ để bảo rằng đó là con đường “quá độ tiến lên xă hội chủ nghĩa”? Lập luận này không đứng vững, nhưng có lẽ những người như ông Trọng cứ đưa ra để bào chữa và duy tŕ sự lănh đạo của đảng CSVN trong thời kỳ “quá độ tiến lên xă hội chủ nghĩa.”

4) Điều sau cùng chúng tôi muốn nêu liên quan tới vai tṛ của khu vực kinh tế quốc dân và các doanh nghiệp nhà nước. Ông Trọng đề cao “vai tṛ chủ đạo”của nền kinh tế quốc dân trong mô h́nh kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa. Ông nhấn mạnh tới “vị trí then chốt”của các doanh nghiệp nhà nước như “noi gương về mặt năng suất, … tạo động lực phát triển, v.v.”

Tiếc rằng thực tế và thông tin hàng ngày hoàn toàn phủ nhận những điều mà ông Trọng tuyên bố về kinh tế quốc dân và các doanh nghiệp nhà nước. Tất cả các báo cáo của Pḥng thương mại Việt Nam và các cơ quan chính phủ Việt Nam và các phúc tŕnh của các tổ chức quốc tế như ADB, WB, IMF, OECD, UNDP, v.v. đều nhận định rằng công tác quản lư kinh tế quốc dân Việt Nam yếu kém, hiệu năng sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước thua kém rơ rệt các xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp tư nhân.

Để kết luận chúng tôi thấy bài của ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn thiếu tính thuyết phục, chỉ có những tư tưởng ṿng quanh, những câu văn hoa mỹ đề cao tư tưởng Mác-Lê-Nin và chủ nghĩa xă hội. Thế giới đă chứng kiến quá tŕnh thực tiễn của chủ nghĩa xă hội và những đổi thay trong khối các nước cộng sản từ sau thế chiến tới ngày nay. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng như chúng tôi biết rơ thế giới đă đánh giá thế nào chủ nghĩa xă hội và các thành tựu của nó. Mặc dù vậy ông Trọng vẫn tin tưởng, bám víu và bảo vệ hết ḷng chủ nghĩa xă hội. Ông ám chỉ và cho hiểu rằng nếu trong thực tế chủ nghĩa xă hội có tŕ trệ hoặc khủng hoảng ấy là v́ thi hành sai, lănh đạo không tốt chứ lư thuyết chủ nghĩa xă hội rất hoàn bị. Có thể nào chăng bài viết của ông Trọng chỉ dành cho thành phần đảng viên trung thành với chủ nghĩa xă hội và với mục đích nâng cao tinh thần cán bộ trong thời kỳ “quá độ tiến lên xă hội chủ nghĩa” đầy bất trắc, khó khăn và không có tương lai.

 

Trở về trang chính