Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Trở về trang chính

Nhiều người chán kinh tế tư bản lắm

 

Nhật báo Người Việt, California, 30/12/03

 

Ngô Nhân Dụng

 

Hôm qua mục này đă nhận xét mấy điều về bài thuyết tŕnh của ông Nguyễn Phú Trọng khi ông phê b́nh kinh tế tư bản. Ông gọi nó là "kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa," để chứng tỏ c̣n có kinh tế thị trường kiểu khác nữa. Trong đoạn thứ nh́ bài thuyết tŕnh trên, ông Nguyễn Phú Trọng chê kinh tế tư bản không phải là vạn năng.

 

Hôm qua chúng tôi đă bàn về ư kiến đó, thưa với ông rằng ở các xứ theo kinh tế tư bản không ai nghĩ nó vạn năng cả. Ở nước Mỹ chẳng hạn, ngày nào cũng có người chỉ trích hệ thống kinh tế Mỹ và đ̣i thay đổi cái này cái nọ ... Một vị chủ biên kinh tế có tiếng và rất có ảnh hưởng trên chính giới Mỹ, là ông Robert L. Bartley ở Nhật báo Wall Street, mới qua đời tháng trước, ông từng than rằng nhà báo phải viết 75 bài quan điểm th́ quốc hội và chính phủ mới chịu làm một đạo luật để thay đổi một điểm nào đó trong hệ thống kinh tế Mỹ. Viết 75 bài về cùng một vấn đề, chắc phải mất 10 tới 20 năm! Thường phải mất 10 năm người dân b́nh thường mới hiểu các ư kiến của các nhà chuyên môn! Lúc đó, người dân mới bỏ phiếu cho những chính trị gia đề nghị thay đổị Các nhà chính trị biết nghe mà thay đổi là điều tốt, nhưng nhiều khi thay đổi xong một thời gian sau thấy nó không chạy tốt như ư định ban đầu, lại có người viết 75 bài khác, lại đ̣i thay đổi nữa .

 

Kinh tế tư bản nó như vậy, lúc nào cũng tự thấy các khuyết điểm, lúc nào cũng sẵn sàng điều chỉnh. Nó không có Bộ Chính trị nào lên lớp bắt mọi người nghe . Nó không có "trường đảng" nào để nhồi sọ người ta, khi lúc nào cũng tự nh́n thấy các khuyết điểm.

 

Hôm nay xin bàn tiếp về các khuyết điểm của hệ thống kinh tế tư bản mà ông Nguyễn Phú Trọng nêu lên.

 

Một khuyết điểm là kinh tế tư bản "làm tăng thêm tính bất công và bất ổn của xă hội, đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo ."

 

Nghe tới đây th́ "thằng kinh tế tư bản" hết đường chối tội! Ở các nước tư bản có người giàu và người nghèo thật. So người giàu nhất như ông Bill Gates với những người nghèo một năm lợi tức chỉ có 12 ngàn th́ khoảng cách rất xạ Nhưng trong xă hội Mỹ số người thuộc 20% giàu nhất nước hoặc 20% nghèo nhất mỗi năm đều thay đổi chứ không phải là vẫn bấy nhiêu người . Ông Bill Gates giàu, nhưng đời ông, đời cha của ông ta cũng chưa giàu hạng nhất nước Mỹ. C̣n những tỷ phú khác bắt đầu với hai bàn tay trắng, không thiếu ǵ. Điều quan trọng không phải là khoảng cách giàu nghèo, mà là sự b́nh đẳng trong cơ hội làm giàu . Hỏi một công nhân ở Mỹ coi anh, chị ta có ganh tức v́ ông Bill Gates giàu hay không? Chắc là không. Họ biết ai bắt được cơ hội trước và có làm việc, có sáng kiến th́ người đó thắng.

 

V́ kinh tế tư bản khuyến khích người ta kiếm lời nên các xí

nghiệp phải t́m những người có khả năng nhất mà mướn vào làm, t́m các sáng kiến hay nhất mà đem thử, cho nên nhiều người có cơ hội thăng tiến hơn là các xứ cộng sản.

 

Nhưng nước Mỹ cũng không phải là quốc gia duy nhất theo kinh tế tư bản. Có nhiều cách tổ chức kinh tế tư bản. Ở Nhật Bản, ở Bắc Âu cũng áp dụng kinh tế tư bản hàng trăm năm, và khoảng cách giữa những người giàu nhất và nghèo nhất ở các nước đó không cách xa như ở Mỹ. Vậy không phải kinh tế tư bản tạo ra khoảng cách giàu nghèo, mà chế độ xă hội, luật pháp ở một nước cho phép tạo ra khoảng cách đó. Người Mỹ có lúc chấp nhận chênh lệch như thế, v́ có lúc họ đă bỏ phiếu cho một đảng chủ trương cắt thuế cho nhà giàụ Chắc v́ họ đă thấy khi kinh tế phát triển cao nhất th́ khoảng cách giàu nghèo cũng tăng lên như trong thập niên 1990 vừa qua chẳng hạn. Nếu kinh tế phát triển cao th́

tất cả mọi người hay ít nhất đa số mọi người đều khấm khá hơn. Khi đó, một hệ quả của nó là chênh lệch giàu nghèo tăng lên, có thể chấp nhận được. Tới khi nào đa số không chấp nhận cảnh chênh lệch, th́ họ sẽ thay đổi chính phủ để thay đổi luật lệ về thuế, về quy cách làm ăn, để những người nghèo nhất được nâng lên.

 

Thước đo về công bằng xă hội của một hệ thống kinh tế không phải là khoảng cách giàu nghèo, mà là mức sống của những người nghèo nhất. Nếu t́m cách giảm bớt sự chênh lệch mà khiến những người nghèo lại nghèo hơn, thu nhập hàng năm từ 15 ngàn xuống 12 ngàn chẳng hạn, dù người giàu bị mất nhiều hơn nữa, từ 500 triệu xuống 300 triệu, th́ thà chấp nhận có chênh lệch c̣n hơn. Đó cũng là một quan niệm về công lư của John Rawls, một triết gia mới qua đời năm ngoái .

 

Chấp nhận rằng trong xă hội nào chúng ta cũng không thể tránh khỏi cảnh chênh lệch về tiền bạc, về quyền hành, cũng như nhiều mặt khác, Rawls đề nghị xă hội phải đặt ưu tiên hàng đầu cho những người bị thiệt tḥi, yếu kém nhất. Các nước tư bản đă thực hiện được quy tắc đó chưa ? Người ta vẫn đang căi nhau hàng ngày về vấn đề này, không quốc gia nào dám tự xưng là ḿnh đă đạt được mức lư tưởng. Nhiều người sống trong xă hội tư bản cũng chán v́ thấy những lư tưởng của ḿnh không thực hiện được.

 

Xin thú nhận rằng tôi cũng chán ngấy hệ thống kinh tế tư bản, nhất là tư bản kiểu Mỹ. Nhưng, cũng như các thể chế chính trị dân chủ tự do, kinh tế tư bản nó chỉ là một cái khung, cái sườn để tổ chức đời sống, là một phương cách sống chung. Trong cái khung đó, chúng ta được tự do thay đổi và sửa chữa, kinh tế tư bản có nhiều cơ hội sửa chữa hơn các chế độ kinh tế, chính trị khác. Chấp nhận sống với kinh tế tư bản chỉ v́ trong lịch sử cho tới bây giờ đó là cách tổ chức xă hội tương đối đem lại mức sống cao nhất cho nhiều người nhất so với các hệ thống khác. Và những người ở mức thấp nhất cũng c̣n khá giả hơn nhiều cách tổ chức xă hội khác đă thử trên trái đất này .

 

Canada là một nước thường được xếp vào loại "hạnh phúc" nhất thế giới v́ khi phỏng vấn người dân tỏ ra hài ḷng với đời sống của họ nhất. Nhưng ở nước đó người ta vẫn căi nhau hoài về vấn đề công bằng xă hội, không bao giờ nghỉ, nhất là ở xứ Québec tôi đă cư ngụ.

 

Mà chắc nhân loại cũng không bao giờ ngưng thảo luận những vấn đề đó!

 

Nhưng so sánh những người giàu nhất với những người nghèo nhất không chắc là cách đo lường đúng t́nh trạng công bằng xă hội .Trong các nước theo kinh tế tư bản, có một lớp trung lưu, đó mới là thành phần đáng lấy

làm chuẩn để đo lường. Khi nào giai cấp trung lưu đông hơn, tức là hố phân biệt giàu nghèo tương đối đă giảm đi . Các xă hội Âu châu, Bắc Mỹ đều có tầng lớp trung lưu rất đông, chính là do kinh tế tư bản tạo ra . Các nước Á châu mới lên từ 30 năm nay cũng có một tầng lớp trung lưu phát triển rất nhanh.

 

C̣n ở các xứ tự coi là làm kinh tế theo lối xă hội chủ nghĩa th́ sao ? Trong cuốn "Sử Trung Quốc" của Nguyễn Hiến Lê, viết xong năm 1983 ở Sài G̣n, ông mô tả xă hội Trung Quốc dưới chế độ cộng sản, thấy sự phân biệt đẳng cấp c̣n xa cách và khắt khe hơn thời phong kiến (Văn Nghệ mới xuất bản ở California, năm 2003, trang 743-744.) Từ Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Trung Quốc xuống tới thường dân có đến bẩy cấp bậc phân ngôi thứ rơ ràng; mỗi cấp bậc lại chia ra mấy tầng, được đăi ngộ khác nhau . Nguyễn Hiến Lê nêu thí dụ mỗi cấp bậc có nhà thương riêng, trong nhà thương đó lại chia ra loại th́ được nằm pḥng riêng, loại không, loại nào được dùng thuốc đắt tiền, loại không, vân vân. Theo sách Tả Truyện th́ đời Xuân Thu (hơn 700 năm trước Tây Lịch) nước Trung Hoa cổ chia làm 10 giai cấp, tới thời Trung Quốc Cộng Sản th́ có tới 30 đẳng cấp khác nhau . Nhưng điều quan trọng không phải là số đẳng cấp nhiều hay ít. Điều thê thảm nhất là hệ thống đẳng cấp trong chế độ cộng sản được luật lệ quy định, không ai nhúc nhích được!

 

Không những khác đẳng cấp th́ khác nhau về lợi tức, về tài sản; ở các nước cộng sản sự cách biệt về quyền hành mới là quan trọng. Ở các xứ tư bản những người có tiền th́ t́m cách để có quyền, và phải cạnh tranh ráo riết với những người có tiền khác. C̣n ở các nước cộng sản ai có quyền mới có tiền, và quyền hành thường không bị kiềm chế, tha hồ làm ra tiền. Muốn thay đổi cảnh phân biệt giàu nghèo ở xă hội tư bản tương đối dễ hơn là muốn thay đổi cấp bực quyền hành trong xă hội cộng sản. Ở xứ tư bản chỉ cần làm một luật mới về thuế vu.. Ở một xứ cộng sản chắc phải đợi một ông Gorbachev!

 

Tôi nhớ một bà bác sĩ ở Sài G̣n đă kể, bà đă được chế độ cộng sản cho tiếp tục làm việc sau năm 1975. Một lần bà ra công tác ngoài Hà Nội, đến bữa cơm trưa bà mời bác tài xế vào ngồi ăn chung bàn, theo lối trước 1975 bà vẫn làm khi đi công tác ở miền Nam. Nhưng bác tài nhất định từ chốị Lúc đầu bà không hiểu tại sao, nhưng sau mới biết là dưới chế độ xă hội chủ nghĩa giai cấp tài xế có tiêu chuẩn ăn uống khác với giai cấp bác sĩ! Ông tài xế thuộc bài, không dám phá lệ!

 

Chế độ cộng sản đă định chế hóa bất công xă hội, cả về tiền bạc lẫn quyền hành; trong khi xă hội tư bản coi bất công là một biến chứng của cuộc cạnh tranh kinh tế, họ luôn luôn t́m cách chữa chứng bệnh đó, giảm bớt bất công. Khác với xă hội tư bản, ai có tài th́ cứ làm giàu, trong xă hội cộng sản những ai khéo làm theo ư cấp trên th́ được lên cấp. Và đó là nguyên nhân gây ra tham nhũng, tŕ trệ, khiến chế độ cộng sản sụp đổ.

 

 

 

Để quư vị thưởng thức lối văn của tác giả Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi xin đăng nguyên văn một đoạn trong phần đầu bài thuyết tŕnh của ông liên quan tới bài này:

 

Tuy nhiên, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không phải là vạn năng. Bên cạnh mặt tích cực nó c̣n có mặt trái, có khuyết tật từ trong bản chất của nó do chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa chi phốị Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, càng ngày mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản càng bộc lộ sâu sắc, không giải quyết được các vấn đề xă hội, làm tăng thêm tính bất công và bất ổn của xă hội, đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèọ Hơn thế nữa, trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, nó c̣n ràng buộc các nước kém phát triển trong quỹ đạo bị lệ thuộc và bị bóc lột theo quan hệ "trung tâm - ngoại vi". Có thể nói, nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa toàn cầu ngày nay là sự thống trị của một số ít nước lớn hay là một số tập đoàn xuyên quốc gia đối với đa số các nước nghèo, làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước giàu và các nước nghèo .

 

 

Trở về trang chính