Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Theo dõi cơn bão số 7 (28-9 to 1-10-2008)

 

Lê Trọng Lục

Viện Toán học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

------------------------

Le Trong Luc

Hanoi Institute of Mathematics

Vietnamese Academy of Science and Technology (VAST)

 

October – 5, 2008 - (Tháng 9 ngày 6 năm Mậu Tí - AL)

 

Tóm tắt:  

 

Cơn bão số 7 xuất hiện và đổ bộ vào Nghệ An đến Quảng Bình rất nhanh chóng ngày 30 tháng 9 năm 2009, trong đó người ta dự báo sớm hơn một ngày bão vào đất liền. Bài viết này thiết lập một mô hình tương đối tổng quát để xét các cơn bão xuất hiện ở Thái Bình Dương đổ bộ vào Việt Nam theo thời gian. Chẳng hạn, bây giờ là cuối tháng 8 Âm Lịch thì bão thường đi như thế nào. Điều này sẽ phỏng đoán cho cơn bão số 8 tiếp theo. Mục tiêu chính của bài này là xây dựng, hoàn thiện lại hệ thống công cụ để nghiên cứu tổng quát. Cơn bão số 7 được xem như một ví dụ. Bài viết bao gồm các mục sau:

 

1. Mô hình tổng quát cho các cơn bão ở Thái Bình Dương đổ vào Việt Nam

2. Mở rộng cho quan hệ thời gian liên quan đến Mặt Trời - Mặt Trăng

3. Ôn lại các cơn bão cho đến cơn bão số 7 và mầm mống cơn bão số 8

4. Thảo luận

================

 

1. Mô hình tổng quát cho các cơn bão ở Thái Bình Dương đổ vào Việt Nam

 

Một người không nghiên cứu về bão cũng có thể dự đoán rằng cơn bão sau xuất phát từ Thái Bình Dương, ở Philipine. Vì sao người ta có thể nói được như vây? Lý do ở chỗ bản chất vật lý của Quả Đất với cấu trúc như đã biết quay xung quanh Mặt Trời. Đi vào cụ thể hơn ta biết được 4 mùa với những tháng nhiều mưa bão. Ta có thể xét châu Á là trung tâm như hình dưới đây thì nguyên nhân để gây ra bão ở biển Đông là do tổng hợp khí từ  Nam Đại Tây Dương đi qua lục địa Nam Mỹ theo cả hai phía Đông Tây chiếu qua tâm Quả Đất.     

 

Xét một cơn bão làm ví dụ điển hình theo hình phẳng xuất hiện ở Thái BÌnh Dương có nguyên nhân từ Nam Mỹ

 

Ta có thể đơn giản hóa hình trên bằng cách chỉ lấy một nửa về phía Đông là đủ. Khi đó các thông số cơ bản cho Việt Nam gồm có âm ảnh của nó ở phía Nam Mỹ, ảnh đối xuắng trục ở Cuba, ảnh đối xứng qua Xích đạo ở phía Tây Úc (xem hình dưới).

Xét một nửa hình ảnh của Việt Nam xét theo hình phẳng từ hình trên qua 4 thông số chính: Nam Bắc Đông Tây (Âm Dương)

 

2. Mở rộng cho quan hệ thời gian liên quan đến Mặt Trời - Mặt Trăng

 

Lấy Việt Nam làm chuẩn, ta chọn vị trí Mặt Trời đứng bóng ở Bắc Chí Tuyến đi qua kinh tuyến Hà Nội (gần với đỉnh trên của Việt Nam), lấy vị trí Mặt Trời đứng bóng  ở Nam Chí Tuyến (Âm Hà Nội), ta vẽ hình Sin đi qua hai điểm này như hình dưới đây. Từ hình Sin này ta có thể biện luận được nhiều điều liên quan đến thời gian.    

 

Hình Sin đi qua Bắc và Nam Chí Tuyến cắt kinh tuyến qua Hà nội làm cực đại. Từ hình Sin này ta sẽ biện luận thêm về thời gian.

 

Từ hình trên ta có thể xét chuẩn Mặt Trời theo kinh độ theo cách chia giờ Tử Vi như sau:

 

Mặt Trời theo Kinh độ: Lấy giờ Ngọ từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều. Đây là một điểm khác với Tử Vi Trung Quốc xem phương Nam là Ngọ, ở đây phương Bắc là Ngọ.

 

Mặt Trời theo vĩ độ. Các tháng thường có bão ở Việt Nam: Tháng 7, 8, đôi khi tháng 9, rất hiếm tháng 10

 

Đường chéo với cách giải bằng hệ đường vuông góc

 

Hai hình trên với tọa độ Đề Các không đủ để mô tả thế giới, nhất là những chỗ có đường chéo, ví dụ hai đọan cắt nhau từ Nghệ An đến Đà Nẵng và ảnh của bờ biển Peru như hình dưới đây, do đó cần có cách để giải thông vấn đề này. Thiên nhiên đã có cách “mở rộng” bằng không gian bốn chiều. Điều này giải thích vì sao, mặc dầu Thiên  Nhiên rất phức tạp nhưng ở Nazca người ta mô tả tính chất cơ bản của Tự Nhiên qua Hình Chính (Main Figure) bằng hai đường vuông góc. 

 

 

Muốn giải thông tất cả để cho Quả Cầu Lớn (lấy một điểm bất kỳ làm tâm hình cầu, cho bán của nó tiến tới một số đủ lớn) ta có thể sử dụng mô hình đơn giản sau.

Chọn một hình đơn giản để nhận dạng qua hệ thống các đường vuông góc. Xem “Thuật toán Chúa liên quan đến Âm Dương và Mặt Trời, Mặt Trăng” http://letrongluc.zip.io/GodAlgorthm.htm và các bài liên quan

 

 

3. Ôn lại các cơn bão cho đến cơn bão số 7 và mầm mống cơn bão số 8

 

Trước tháng 6 Âm lịch (tháng 7 Dương lịch) có ba cơn bão từ Thái Bình Dương tiến vào biển Đông. Các cơn bão này rất yếu không đáng kể, gọi là các cơn bão số 1, số 2 và số 3. Bước sang tháng 7 Âm lịch (tháng 8 Dương lịch). Bão số 4 ngày đổ bộ vào Việt Nam từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 8 năm  2008 DL, gây thiệt hại lớn. Cơn bão này không mạnh nhưng cách thức hoạt động của nó như múc nước ở vịnh Bắc Bộ đổ lên các tỉnh miền núi, nhất là các tỉnh biên giới Việt Trung. Cơn Bão số 5 ngày vào các ngày từ 19-22 /8/2008  (tháng 7 Âm Lịch) không gây tác hại cho Việt Nam, chỉ tấn công vào Trung Quốc. Trong thời gian này xảy ra xung đột ở Gruzia. Cơn Bão số 6 xuất hiện từ ngày 20 - 9 – 2008, đổ bộ ngày 24 vào các tỉnh biên giới phía Bắc gây hậu quả lụt khá lớn. Cơn Bão số 7 từ ngày  28-9 đến 1-10-2008 đổ bộ ngày 30 vào các tỉnh miền Bắc Trung bộ từ Quảng Trị đến Nghệ An. Ta sẽ phân tích một số điểm của cơn bão này.

 

Bão số 7 như một cơn bão thần tốc giữa cơn bão số 6 và số 8

 

Trong khi cơn bão số 6 vừa tan ngày 25 tháng 9 thì đã xuất hiện cơn bão khác ở biển Đông, sau này biến thành cơn bão số 8. Lúc này, ở vị trí Hoàng Sa và Trường Sa có một đám áp thấp nhiệt đới nhanh chóng biến thành bão tiến về vịnh Bắc Bộ và đổ bộ lên đường chéo Đà Nẵng – Nghệ An.

 

Dự báo thiếu chính xác

 

Người ta dự báo bão sẽ đổ bộ ngày 01 tháng 10 nhưng ngày 30 tháng 9 bão đã đổ bộ rồi.

 

Dự báo ngày 29-9-08 (Đài THVN cũng  thừa nhận tối ngày 30-9-08) dự báo sớm hơn một ngày.

 

Một hình ảnh bão đổ bộ ngày 30-8-2008

 

Suy luận về hiện tượng giải các đường chéo X

 

Ta gọi các đường chéo X là hai đoạn thẳng tạo thành chữ “X”, một đoạn nối từ Đà Nẵng đến miền Tây Nghệ An, đoạn khác nối từ Nam đảo Hải Nam đên Thái Lan, nó chính là ảnh âm của bờ biển Peru chiếu từ Nam Mỹ qua tâm Quả Đất. Giao điểm của hai đường chéo này đi qua vĩ tuyến 17 ở Quảng Trị. Vị trí này như một cái “khóa” hay cái “van” điều chỉnh. Đầu năm nay ở miền Bắc rất rét, đến ngày rằm tháng Giêng cái khóa này được mở ra thì miền Bắc hết rét.  

 

Đường chéo X đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, thời tiết và chế độ xã hội.

 

Thiên nhiên giải đường chéo X nhờ bão

 

Sau đây là một hình ảnh ghi nhận được rằng, Thiên Nhiên đã mở van X.

 

Thiên nhiên mở van X ngày 30 tháng 9 năm 2008

 

Đoán mưa bão bằng ảnh

 

Ngày 01 tháng 10 khi bão đã tan nhưng trên ảnh vệ tinh ta còn thấy một áp thấp nhiệt đới rất lớn bao trùm miền Tây Nghệ An. Ta có thể dự đoán, trận mưa này rất lớn nhưng do quy mô không lớn nên không gây ra lụt lớn. Dự đoán này khớp với thực tế.

 

Nghệ an chắc chắn mưa to nhưng không đến mức lụt lớn (xem thêm ở thảo luận)

 

4. Thảo luận

 

Bão số 7 thuộc dạng "cơn bão con" của cơn bão số 6, không có qui mô lớn, xuất hiện và tan đi rất nhanh, sau nó có cơn bão khác đã xuất hiện từ đám áp thấp nhiệt đới. Nó thuộc dạng “Đến sau đi trướcLast In First Out). Bão số 7 làm ít nhất 10 người chết và mất tích (theo Vnexpress). Mặc dầu đã có thông báo bão nhưng vẫn có vài tàu thuyền bị nạn. Xét về độ chính xác của dự báo thì những thông tin đó là quí nhưng không thể hoàn toàn tin tưởng được. Người ta có thể tham khảo nhiều kiểu ảnh sẽ có độ chính xác cao hơn.

 

Ảnh VnExpress về một cảnh sau bão ở Quảng Bình

 

Xét thêm về trận mưa ở Nghệ An qua ảnh nói trên bởi trang Web http://vnbaolut.com/ ta thấy:

MM5 Dự Báo cho Vinh -- Từ 7 giờ VN Thứ Tư : Ngày 1/10/2008

Ngày Hôm Nay : Mưa giông 18 mm ... Mây nhiều ... Gió lặng 8 km/giờ ... Nhiệt Độ Cao Ban Ngày 27 C ...

Đêm Nay : Mưa giông 36 mm ... Có mây ... Gió lặng 6 km/giờ ... Nhiệt Độ Thấp Tối Nay 25 C ...

Thứ Năm : Mưa giông 37 mm ... Mây nhiều ... Gió nhẹ 9 km/giờ ... Nhiệt Độ Cao Ngày Mai 29 C ...

Đêm Thứ Năm : Mưa phùn ... Mây nhiều ... Gió lặng 7 km/giờ ... Nhiệt Độ Thấp Ban

Theo  "Trung Tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia" ta có:

Thứ Tư, 01/10/2008, 11:56 (GMT+7)

Cập nhật lúc : 10h ngày 01/10/2008

Nhiệt độ: 23 oC

Thời tiết : có mưa

Độ ẩm :  95 %

Hướng gió : lặng gió

Mục tiêu chính của bài viết này xây dựng mô hình tổng quát, lấy Mặt Trời làm trung tâm, khi cần có thể tổng hợp được trong mô hình đó.

 

References - Tham khảo

 

 

[1] Cơn bão số 4

http://rapidshare.de/files/40208299/ConBaoSo4.zip.html

 

[2] Cơn bão số 5 ở Việt Nam (19-22 /8/2008) và vùng đất Gruzia

https://www.angelfire.com/planet/cdthaiduong/ConBaoSo5.htm

Cơn bão số 5 và vùng đất Gruzia

 

[3] Động đất Trung Quốc, sự kiện Gruzia và cơn bão Gustav

https://www.angelfire.com/planet/cdthaiduong/GruziaDDTQ.htm

Động đất Trung Quốc, sự kiện Gruzia và cơn bão Gustav

 

[4] Tổng hợp bão Ike ở Mỹ, bão X ở biển Đông và động đất ở Nhật, Indenesia

https://www.angelfire.com/planet/cdthaiduong/THBaoIkeDDbaoX.htm

Tổng hợp bão Ike ở Mỹ, bão X ở biển Đông và động đất ở Nhật, Indenesia

 

[5] Theo dõi cơn bão số 6 - Haguit 

https://www.angelfire.com/planet/cdthaiduong/ConbaoHaguit.htm

Theo dõi cơn bão số 6 - Haguit