Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!
Bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh nổi mề đay trên mặt. Bệnh lý này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời, bệnh nhân sẽ rất dễ đối diện với tình trạng ngứa ngáy toàn thân, phát ban, nóng sốt,…

Nguyên nhân phổ biến gây nổi mề đay trên mặt

Mề đay (https://iwthanoi.vn/noi-me-day/) nổi trên mặt là một trong những bệnh lý da liễu rất phổ biến hiện nay. Những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường bị ngứa, nổi mẩn đỏ, khuôn mặt bị sưng phù, buồn nôn, chóng mặt,… Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh nổi mề đay ngày càng gia tăng, khiến không ít người hoang mang, lo lắng. Dưới đây là 5 nguyên nhân chính khiến người bệnh mắc phải căn bệnh này.

1. Tiếp xúc với các loại mỹ phẩm gây dị ứng da

Một số trường hợp người bệnh bị nổi mề đay trên mặt do tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu,… Những thành phần trong sản phẩm gây ra hiện tượng kích ứng, khiến bệnh nhân bị sưng, ngứa, khó chịu ở mặt. Các nốt sần trên da mặt có kích thước khác nhau, ửng đỏ gây mất tự tin cho người bệnh. 

2. Bị côn trùng cắn

Hiện tượng nổi mề đay ở mặt còn xuất phát từ nguyên nhân do côn trùng cắn. Khi da mặt không được bảo vệ, các loại côn trùng như ong, muỗi,… cắn, gây ra hiện tượng ngứa ngáy, ửng đỏ da mặt. Với trường hợp này, nếu người bệnh kiểm soát kịp thời thì da mặt sẽ được cải thiện. 

3. Thay đổi thời tiết đột ngột

Sự thay đổi của thời tiết một cách đột ngột khiến cho làn da không thích ứng kịp với môi trường bên ngoài. Nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh là tác nhân khiến da mặt sần sùi, ửng đỏ. Một khi da mặt không được bảo vệ sẽ khiến bạn rất dễ đối diện với tình trạng nổi mề đay. 

4. Do tuổi tác & giới tính

Theo thống kế, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh nổi mề đay trên mặt thường gặp phải ở trẻ em và phụ nữ ở lứa tuổi 30 – 60. Bên cạnh đó, tỉ lệ nữ giới mắc phải căn bệnh này cao hơn nam giới. Đặc biệt, những người có tiền sử dị ứng sẽ đứng trước nguy cơ mắc bệnh khá cao. 

Ngoài những nguyên nhân trên, người bệnh bị nổi mề đay trên mặt có thể là do dị ứng thuốc, lạm dụng các loại mỹ phẩm, kích ứng với các loại hải sản, sức đề kháng yếu, ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại, di truyền,…

Biện pháp xử lý hiệu quả khi bị nổi mề đay trên mặt

Nổi mề đay trên mặt là bệnh lý có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân bị nổi mề đay trên mặt nhẹ hay nặng, người bệnh sẽ có những biện pháp xử lý khác nhau. Cụ thể các biện pháp giúp cải thiện căn bệnh này như sau. 

Thăm khám bác sĩ

Khi bị gặp phải trường hợp mặt bị nổi mề đay, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị sớm, tránh bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, phù mạch, suy nhược cơ thể,… Người bệnh cần nhanh chóng gặp bác sĩ khi cảm thấy đầu óc choáng váng, khô lưỡi, tức ngực, khó thở,…

Trước hết, bác sĩ sẽ căn cứ vào những triệu chứng bệnh và cho bệnh nhân tiến hành xét nghiệm máu và xét nghiệm dị ứng. Nếu người bệnh mắc bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc bôi ngoài và một số loại thuốc kháng sinh để kiểm soát, tránh tình trạng lây lan sang các vùng da khác.