Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Tổng hợp bão Ike ở Mỹ, bão X ở biển Đông và động đất ở Nhật, Indenesia 

 

Lê Trọng Lục

Viện Toán học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

------------------------

Le Trong Luc

Hanoi Institute of Mathematics

Vietnamese Academy of Science and Technology (VAST)

 

September 09, 2008 -17 (bắt đầu ngày 10-8, kết thúc ngày 18-8  Mậu Tí - AL)

 

Tóm tắt:  Thời đại toàn cầu hóa buộc ta phải xem xét và xử lý nhiều vấn đề  tổng hợp nhiều thông tin, chẳng hạn bão ở Cuba chỉ cần 12 giờ là thông tin thực sẽ đến.  Thông thường, nói đến bão hay động đất người ta thường nghĩ đến tác hại của nó, chưa thấy đâu nói đến ích lợi để nuôi sống và thay đổi thế giới của nó. Bài viết này theo dõi cơn bão Ike hiện đang gây sóng gió ở Cuba trên biển Caribe, trong khi ở ngoài khơi Việt Nam cũng có cơn bão khác, lại có động đất mới xảy ra ở Nhật Bản và Indonesia. Kết quả chính của bài viết là đưa các sự kiện này vào một thể thống nhất.

 

1. Xuất xứ của bài viết

 

Sau khi viết xong bài [1]  [2] xuất hiện nhiều sự kiện thiên nhiên mới, đó là xuất hiện cơn bão ở Caribe, đổ bộ vào Cuba, về phía Thái Binh Dương đang có cơn bão ngoài khơi Philipine, hôm qua

( ngày 11 - 9) có động đất ở Nhật Bản và Indonesia. Xem các ảnh vệ tinh sau.

 

Bão Ike ngày 9-9-2008, cơn bão này tràn qua Cuba và đổ vào Mỹ. Cơn bão này sử dụng để chiếu vào cơn bão X ở biển Đông cùng ngày

 

Bão X ở biển Đông ngày 9-9-2008, cơn bão này không nổi tiếng nhưng có quan hệ chiếu đối xứng trục Nam Bắc và đối xứng Tâm Quả Đất với những cơn bão khác. Một số chỉ dẫn sau chỉ nói đến cơn bão ngày 9-9-08 mà không bổ sung thêm “X”.

 

Động đất ở Nhật Bản và Indonesia ngày 11-9-2008, phần sau sẽ phân tích nguyên nhân và quan hệ với Bắc Nam Mỹ.

 

Các sự kiện này sẽ được xem xét trong môi trường lớn hơn theo một thể thức thống nhất với vận dụng âm dương. Trước hết ta hãy thống nhất với nhau một số quy ước sao cho đơn giản, để sau đó không cần phải nhắc lại và vẽ, viết rườm rà.

 

2. Vài nhận xét về tọa độ Trái Đất với thời gian và giờ Tử vi

 

Nhìn vào hệ thống chia độ dưới đây chắc ai cũng cảm thấy rối, mặc dầu trên thực tế người ta vẫn làm. Đó là hệ tọa độ lấy kinh độ gốc Greenwich, chia thành 360 độ, phân chia theo hai hướng +, - đi theo hướng tây hay đông và đọc là kinh độ tây, kinh độ đông tương ứng. Tại Việt Nam ta thấy có một kinh độ với dấu hiệu “-100” chính là kinh độ đông 100. Ở Bắc Mỹ ta thấy có dấu hiệu “100” nhưng không đối xứng qua trục Quả Đất mà chỉ đối xứng qua Greenwich thôi. Để nhớ nơi đối xứng trục của Việt Nam, bạn có thể đặt Việt Nam trong khoảng -100 và -110, trong khi nơi đối xứng trục của nó trong khoảng  70 và 80 độ tây, điều này có thể nhìn thấy ở hình dưới. Các ảnh vệ tinh thường có các chỉ số này để theo dõi.

     

Hệ tọa độ theo vĩ tuyến  và kinh tuyến chia theo 36 khoảng, mỗi khoảng tương ứng 10 độ

 

Hệ thống này người ta vẫn dùng, nhưng nếu mô tả một sự kiện nào thì dùng hệ thống giờ địa phương lấy chuẩn Mặt Trời sẽ dễ hơn. Nếu lấy giờ Việt Nam ta thấy lúc Việt Nam, Mặt Trời qua Hà Nội thì theo giờ GMT hay UTC (đường dọc màu xanh vàng) gần với 7 giờ sáng, cho nên người ta lấy múi giờ số 7 như Singapore. Nguyên tắc này áp dụng cho toàn bộ bản đồ thế giới, nhưng để mô tả rõ hơn, tác giả chỉ áp dụng cho hai vùng nhỏ ở Việt Nam và vùng đối diện bên kia Quả Đất với các dấu hiệu đủ cho cả múi giờ và tọa độ theo hệ 360 độ như ở hình sau.  

 

Hình mô tả tổng hợp cách chia kinh tuyến theo 360 độ và 24 giờ, lấy Việt Nam làm chuẩn

 

Ta thấy vị trí Mặt Trời thay đổi theo mùa theo hướng Bắc – Nam. Ở vị trí xa nhất về phía Bắc là đường Chí Tuyến Bắc vào ngày 22 tháng 6 Dương lịch, ở vị trí xa nhất về phía Nam là Chí Tuyến Nam vào ngày 22 tháng 12 Dương lịch.

 

Qua so sánh Âm Lịch và Dương Lịch ta có thể tưởng tượng được gần đúng vị trí của Mặt Trời đứng bóng, chẳng hạn nói 7 giờ 21 phút ngày 11 tháng 9 năm 2008 Dương lịch (ngày 12 tháng 8 Âm Lịch) ta có thể biết được vị trí Mặt Trời đang ở đâu.

 

 

 

Mô hình này cho phép ta tưởng tượng đến 4 vị trí cơ bản mà Việt Nam ảnh hưởng đến, đó là đối xứng tâm, đối xứng qua trục Nam Bắc, và đối xứng qua Xích Đạo.

 

 

3. Tái tạo lại các cơn bão và động đất theo một hình ảnh thống nhất tọa độ phẳng

 

Kết quả chính của bài viết này là lập nên hệ thống tọa độ như đã nói ở trên sao cho đơn giản nhất nhưng đầy đủ thông tin cần thiết để từ đó có thể tái hiện gần đúng các sự kiện qua sao chép và vẽ, viết. Chẳng hạn, nói về hai cơn bão, ta có thể tính tỉ lệ phóng đại của các hình, sau đó vẽ những chi tiết nổi bật. Phương pháp này tác giả đã sử dụng nhiều lần nhưng xử lý phức tạp hơn.

 

Hai cơn bão ngày 9 tháng 9, động đất ngày 11 tháng 9 năm 2008 , các hình ảnh bão khác không đưa vào

 

Xét đến các dấu hiệu trước và trong khi động đất tác giả không thấy có điểm bất thường như động đất ở lục địa Trung Quốc (xem Động đất Trung Quốc, sự kiện Gruzia và cơn bão Gustav), tuy nhiên ta cũng có thể dựa vào những chỗ giáp nhau âm dương của hai châu lục để lý giải vì sao ở Nhật và Indonesia thường bị động đất.   

 

Hình đã dẫn có bổ sung (bs) ngày 12 tháng 9 - 2008 cho hai trận động đất ở Nhật và Indo. Các trận động đất này cũng như các trận động đất khác ở Trung Quốc đều có liên quan đến Âm châu Mỹ và châu Mỹ Quay với lắc.

 

4. Hiện tượng "mắt bão" với tập trung các mắt bão qua các phép chiếu

 

Hiện tượng mắt bão được người ta thừa nhận và đi vào ứng dụng. Nguyên nhân có mắt bão theo chiều ngược nhau của Nam bà Bắc Bán Cầu chính là quỹ đạo chuyển động của Quả Đất. Bằng cách chiếu xuyên tâm Quả Đất có điều chỉnh và chiếu đối xứng trục Nam Bắc ta có thể làm cho những cơn bão khác nhau có tính "họ hàng" với nhau thông qua mắt bão. Sau đây là hai ví dụ cụ thể.  

 

a/ Phép Quay có điều chỉnh

 

Ta quan sát một lúc ba cơn bão, bắt đầu bởi cơn bão nổi tiếng ở vịnh Mexico gọi là cơn bão Ike.

Hình ảnh cơn bão Ike ngày 12-9-2008 sẽ được quay một góc 6 cung Tử Vi = 150 độ

 

Cơn bão trên thuộc cung Tí, khoảng 12 giờ đêm giờ Việt Nam, nếu quay đúng 7 cung sẽ đến Ngọ, tức Hà Nội. Tuy nhiên, trong nhiều mối quan hệ, quay 7 cung để có đối xứng trục là một trường hợp quá đặc biệt, việc quay 6 cung phù hợp với 150 độ thường hay xảy ra và ổn định (6 Quỷ), lúc đó mắt bão của nó gần trùng với mắt bão X ở biển Đông.

 

Hai mắt bão của Ike và X ngày 12 tháng 9 - 2008 trùng nhau nếu quay quanh trục và có xê dịch thích hợp.

 

b/ Phép lấy đối xứng tâm có điều chỉnh

 

Tương tự như trường hợp trên, phép lấy xyên tâm Quả Đất là một quy luật phổ biến. Tuy nhiên, xuyêm Tâm là trường hợp lý tưởng không có trong thực tế, nó chỉ phản ánh gần đúng thôi. Trường hợp cũng tổng quát không kém là lệch tâm theo một tỉ lệ nào đó để cho các dòng khí có không gian để đi. Hình sau mô tả những "dấu hiệu bão" ở Nam Mỹ, đây là cội nguồn của nhiều cơn bão ở Thái Bình Dương. 

 

Dấu hiệu cơn bão ở Nam Mỹ ngày 15-9-2008 bằng các mũi tên màu đỏ

 

Hình ảng cơn bão trên được chiếu xuyên tâm có điều chỉnh để cho hai mắt bão trùng nhau như ở hình dưới đây.

 

Hình ảnh của cơn bão X và cơn bão ở Nam Mỹ theo cách nhìn tổng hợp qua hai mắt bão, ta thấy có nhiều dấu hiệu tương đồng giữa các dòng khí.

 

5. Tái tạo lại hình ảnh trong không gian 4 chiều bằng tưởng tượng

 

Nếu chỉ chiếu các cơn bão mà không sử dụng được thì cũng vô ích. Bão cung cấp cho ta năng lượng để tư duy và định hướng để xác định thời gian: hiện tại, quá khứ và tương lai. Chẳng hạn, cơn bão số 4 vừa rồi ở Việt Nam làm người ta nhớ đến lũ năm 1968 - một thời gian đã khá lâu. Nếu nhìn vào các cơn bão hay các sự kiện mà không tính đến chu ký của thời gian cũng không đúng. Chu kỳ 60 năm vừa đủ dài để cho ta chèn vào các sự kiện. Mấy cơn bão năm 2007, kể cả ở ta và thế giới, được xem là kỷ lục của vòng 50 năm, chưa thấy đâu nói đến 60 năm. 

 

Mô hình Tử Vi cho 60 năm với ngũ hành áp dụng cho Địa cung Hợi

 

Mô hình trên áp dụng từ Địa cung Hợi cho các năm 2007 - 2001. Ta thấy năm Mậu Tí (2008) có tính chất rất đặc biệt, Giáp Tí đi qua điểm dưới cùng, kinh tuyến đi qua Cuba. Sang năm là năm Kỷ Sửu có tính chất đặc biệt khác: Kỷ Sửu đia qua chính Mùi, tức Ấn Độ. 

 

6. Vài câu sấm Trạng Trình thay cho bình luận

 

Trạng Trình viết Sấm đã hơn 500, nay đọc ra vẫn thấy nhiều điều có thể áp dụng được cho đời nay. Tác giả trích vài câu để bạn đọc cùng thưởng thức, bình luận.

 

Trạng Trình nói về động đất:

 

Chờ cho động đất chuyển Trời

Bấy giờ Thánh sẽ ra tay anh hùng

 

Trạng Trình nói về bão lụt

 

Sơn lâm nổi sóng mù thao cát
Hưng địa tràng giang hóa nước đầy

 

Trạng Trình nói về Quả Đất quay và vũ trụ vận động

 

Con mùng búng tít con quay
Vù vù chong chóng gió bay trên đài
Nhà cha cửa đóng then cài
Ầm ầm sấm động hỏi người đông lân

 

Trạng Trình nói về chiến tranh

 

Tuất hợi phục sinh 
Nhị Ngũ dư bình
Long hổ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua tứ xứ loạn đao binh

 

Trạng Trình nói về ngũ hành, thời gian

 

Kim tịch sinh ngưu lang
Thượng đại nhân bất nhân
Thánh ất dĩ vong ân
Bạch hổ kim đai ấn

 

Trạng Trình nói về xu thế thời đại hiện nay

 

Ma vương sát đại quỉ
Hoàng thiên tru ma vương

  // Sao Tử Vi chế ngự tất cả

 

References - Tham khảo

 

[1] Cơn bão số 5 ở Việt Nam (19-22 /8/2008) và vùng đất Gruzia

https://www.angelfire.com/planet/cdthaiduong/ConBaoSo5.htm

 

[2] Động đất Trung Quốc, sự kiện Gruzia và cơn bão Gustav

https://www.angelfire.com/planet/cdthaiduong/GruziaDDTQ.htm