Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Động đất Trung Quốc, sự kiện Gruzia và cơn bão Gustav

 

Lê Trọng Lục

Viện Toán học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

------------------------

Le Trong Luc

Hanoi Institute of Mathematics

Vietnamese Academy of Science and Technology (VAST)

 

September 05, 2008 ( ngày 6-8  Mậu Tí - AL)

 

Tóm tắt:  Olimpic Bắc Kinh diễn ra từ ngày 8-8-2008 đến ngày 24 không có thiên tai lớn xảy ra, chỉ có vài trận động đất nhỏ ở Trung Quốc dưới 6 độ Richter nên không đáng kể. Tuy nhiên, Trung Quốc đang nằm trong tầm ngắm của những trận động đất lớn nên các dấu hiệu của động đất cũng cần được xem xét. Sự kiện đáng kể khác là chiến tranh đã xảy ra 5 ngày ở Gruzia. Sự kiện này liên quan đến các biến cố của Tự nhiên, cụ thể là một "cơn bão lớn" ở nam Thái Bình Dương kéo theo nhiều   biến cố khác liên quan đến con người. Cũng trong lúc này, xuất hiện cơn bão ở Bắc Đại Tây Dương, nó là tiền thân của cơn bão Gustav gây thiệt hại lớn cho Cuba. Người Mỹ lo ngại cơn bão này có thể gây thiệt hại như cơn bão Catrina năm 2005, có người gọi là cơn bão "thế kỷ" nhưng thực tế nó bị nhiều thế lực khống chế, đến nay đã yên. Bài viết này phân tích các sự kiện nêu trên theo một lô gic thống nhất.

 

1. Vài nhận xét ban đầu về phép chiếu xuyên tâm Quả Đất và quay 180 độ

 

Vạn vật tồn tại trên Quả Đất đều chịu sự chi phối của tâm của nó và trục quay đi qua tâm theo hướng Bắc - Nam. Nếu ta bao xung quanh Quả Đất một hình cầu có bán kính đủ lớn thì xem tâm là Quả Đất hay Mặt Trời đều như nhau. Xét theo quan hệ Đông Tây ta có thể đi ngược thời gian và đi xuôi theo vị trí tương đối của các đường kinh tuyến. Do tính chất sắp xếp chặt (compact) tính chất "xyên tâm" thể hiện rõ nét hơn tính chất quay. Hình dưới mô tả hình chiếu xuyên tâm của các châu lục. Riêng châu Mỹ có thêm hình chiếu quay 180 độ, có dịch xuống một tí (đơn vị -2 của chương trình Sky vẽ ra nó). Lý do sự biến đổi dịch lên hay dịch xuống là có sự biến đổi của vị trí Quả Đất trong quỹ đạo của nó để cho lực lượng ngoài quả cầu lớn có thể vào được. Những biểu hiện rõ rệt nhất của nó là 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông xoắn nhau như hình số 8.    

 

Hình thu nhỏ tổng quan, châu Á làm trung tâm,

 

2. Xét các quan hệ khác cụ thể hơn

 

Bạn đọc có thể không hài lòng với hình trên, chẳng hạn ở vị trí vịnh Bengal và vịnh Mexico. Khi hai vịnh này hợp tác với nhau theo một kiểu cộng hưởng nào đó thì bão lớn có thể xảy ra như bão Catrina năm 2005 hay cơn bão Nargis đầu tháng 5 năm nay (2008). Hình dưới đây dàn xếp sao cho hai vịnh này hợp gần khớp với nhau. Tiếp theo cơn bão Nargis là vụ động đất ở Trung Quốc ngày 12-5-2008, tức ngày 8-4 năm Mậu Tí theo âm lịch. Có người nói, do Trung Quốc xây dựng các đập nước quá lớn nên mới gây ra thảm họa này. Tác giả cho rằng, lý do đó chỉ đúng vài phần trăm, lý do chính là chỗ giao nhau của hai bờ của Bắc và Nam của châu Mỹ (xem mũi tên phía dưới trong hình). Điều tương tự này cũng giải thích trận động đất lớn xảy ra vào lúc 3 giờ 42 phút, ngày 28-7 năm 1976 (năm Bính Thìn) ở Đường Sơn (xem mũi tên phía trên trong hình).

     

 

Hình thu nhỏ 40%  mô tả hình trên,   

 

Bây giờ, ta tạm gác lại chuyện động đất để nói về sự kiện Gruzia có liên quan đến cơn bão Gustav. Ngày đầu của Olimpic Bắc Kinh xảy ra khủng hoảng ở Gruzia. Vài ngày sau xảy ra cơn bão số 5 ở Việt Nam. Khi quan sát cơn bão này, tác giả thấy phái "Âm Việt Nam", tức ở vùng biển Peru, bình thường, nhưng có một cơn bão rất lớn ở Nam Thái Bình Dương (xem hình trên ở phía phải nước Úc).      

Khi chiếu xuyên tâm Quả Đất ta thấy ảnh của nó đi vào Địa Trung Hải và cắm vào Gruzia. Một hiện tượng lý thú nữa là đồng thời ở Bắc Đại Tây Dương, cưỡi lên trên lưng Tam Giác Quỷ Bermuda là cơn bão không có tên, ta tạm gọi cơn bão Tiền Mustav (ngày 21-8 - 2008). Cơn bão này âm thầm quấy rối ở đây, do ảnh hưởng nhỏ, hơn nữa có sự kiện Olimpic Bắc Kinh nên ít ai để ý. Đến 10 ngày sau, ngày 31-8, người dân Mỹ mới hốt hoảng chạy trốn bão. Cơn bão này tiến vào đất liền và yếu đi nhanh chóng do xuất hiện nhiều cơn bão khác ở phía Đông và Tây vịnh Mexico.

 

Lại nói đến động đất ở Trung Quốc, tác giả làm rõ hơn lập luận trên thông qua vài hình ảnh sau.

 

Các mũi tên ngoài đỏ trong vàng ý nói chỗ giao nhau của các đường bờ biển. Chuỗi mũi tên ngoài xanh trong trắng mô tả lại đường đi của "khí" qua ảnh vệ tinh của ngày xảy ra động đất, 12-5-2008.

 

 

Ảnh vệ tinh ngày xảy ra động đất ở Trung Quốc, ngày 12-5-2008

 

Tham Khảo:

 

Cơn bão số 5 và vùng đất Gruzia