Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

 

Bàn về cơn bão số 10

 

Lê Trọng Lục

Viện Toán học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

--------------------------------------

Le Trong Luc

Hanoi Institute of Mathematics

Vietnamese Academy of Science and Technology (VAST)

 

November 18, 2008  (21/10 Mậu Tí)

 

Tóm tắt:  Sau cơn bão số 9 với đường đi phức tạp nhưng không đổ bộ vào Việt Nam là cơn bão số 10 với dự đoán sẽ vào Nam bộ. Cơn bão này đổ bộ bộ vào phía Đông Nam Bộ “suy yếu nhanh chóng” nhưng bản chất của cơn bão không phải ở chỗ đó mà năng lượng tập trung ở miền Trung và trải rộng ra toàn bộ Đông Dương. Bài viết này phân tích một số quan hệ có tính tổng hợp liên quan đến nguyên nhân và hậu quả của nó.

 

 

1. Ôn lại cơn bão số 9 và xuất xứ của cơn bão số 10

 

Trong bài  Vì sao bão số 9 không vào Việt Nam ? tác giả dẫn mô hình tổng quát về mọi cơn bão cũng như mưa lũ ở Việt Nam đều xuất phát từ quá trình giải thông ba đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Trong đó chữ S và S ngược có tác dụng như một cái bộ lọc để  điều chỉnh mức độ nặng nhẹ. Nếu căng quá thì cho một cú động đất để điều chỉnh âm dương. Khi xảy ra cơn bão này, ngày 17-11 Trời cũng cho một trận động đất ở phía bắc Indonesia 7,7 độ Richter làm cho cơn bão này suy yếu nhanh chóng. Tuy nhiên, nó có một sứ mạng đặc biệt, có những vẻ đẹp nhất định cho nên cũng cần xem xét.

 

Ảnh đã dẫn lập luận rằng mọi cơn bão từ biển Đông tiến vào Việt Nam đều có xu hướng "phá" chữ "S"

 

Sau cơn bão số 9 ta thấy một hình ảnh khá hấp dẫn và khả nghi ở Trường Sa. Năm nay, nhiều cơn bão xuất phát từ đây rất bất ngờ. Cơn bão số 7 xuất hiện ở đây rồi tiến vào vịnh Bắc Bộ và đất liền rất nhanh chóng gây ra thiệt hại đáng kể. Nếu ở đây xuất hiện bão thì chắc nó sẽ đổi hướng vì bây giờ đã quá trễ. Khi vẽ hình này, tác giả dự đoán sẽ có cái gì đó liên hệ đến hai vịnh này, chúng vừa có tính đối xứng Đông Tây và Nam Bắc. Theo quan sát thì đúng như thế thật, sẽ nói rõ hơn phần sau.    

 

Ảnh đã dẫn: Sau cơn bão số 9 ở Trường Sa, ngày 13-11, có dấu hiệu áp thấp như tâm của một ellip nằm ngang đi qua hai vinh: Bắc Bộ và Thai Lan.

 

2. Diễn tiến của bão số 10

 

Dưới đây là ba hình ảnh so sánh của ba ngày liên tiếp từ khi có dấu hiệu bão từ ngày 15-11. Ngày đầu tiên ta thấy phần trên chữ S bị phá từ phương Bắc, điều này thấy rõ ở "âm ảnh" của nó nhìn ở Nam Mỹ. Ngày thứ hai hình thành rõ rệt bão với tâm bão nằm gọn ở phía trên chữ S lớn. Lúc này âm ảnh đã bị phá, trở nên bình thường. Ngày thứ ba bão đã uy hiếp Nam Bộ, âm ảnh bình thường.  

 

Lo sợ trước cơn bão này có thể thình lình như cơn bão Linda tràn qua khu vực đồng bằng sông Cửu Long như hồi năm 1997 làm ít nhất 464 người thiệt mạng, chính quyền đã tổ chức di tán dân dắt díu rất vất vả. Giá như họ thu xếp tránh bão tại chỗ thì dân đỡ cực hơn. 

 

Ảnh trên mạng: Người dân tránh bão số 10

 

Ảnh trên mạng: Người dân tránh bão số 10

 

3. Lập luận khác về cơn bão số 10

 

Theo dự báo của cơ quan khí tượng Việt Nam phát ở TV cũng như của Mỹ thì bão sẽ qua Sai gòn và kết thúc ở Kiên Giang.  Bởi vì vậy cho nên người ta mới chuẩn bi sơ tán như các hình ảnh trên. Tuy nhiên, cũng như nhiều lần trước, dự báo thiếu chính xác. Theo như kết quả ghi nhận ở trên, ngày 17 đã có dấu hiệu khác. Xu hướng của bão đi về phía Tây - Bắc. Điều này có tác động của động đất ở Indonesia.  

 

Dự báo của Mỹ ngày 17 - 11 - 2008

 

Một số tài liệu mô tả đường đi của bão theo "hình ống" dạng như sau, tác giả nghi ngờ về phương pháp cách thức diễn đạt này.  

Dự báo của Vietnam  ngày 17 - 11 - 2008

 

Nhiều cơ quan báo chí đã nói về cơn bão này. Nếu nói không đúng thì sẽ gây tác hại lớn. Thực tế đây chỉ là dự báo chứ không phải là sự thật đã được kiểm nghiệm. Báo RFI nói với tiêu đề chính xác: Bão số 10 đang de dọa miền Nam. Trong khi đó báo bo VietNamNet ngày 16 cho tiêu đề thiếu thận trọng: Bão số 10 sẽ càn quét hầu hết các tỉnh Nam Bộ. Tại sao người ta lại dám khảng định một hiện tượng chưa xảy ra như đinh đóng cột như vậy?  Điều này sẽ làm cho những vùng khác chủ quan, lơ lài phòng chống bão, như Nha Trang chẳng hạn.   

 

Ít khi có nhiều cơn bão đổ vào biển Đông nhiều như năm nay. Số 10 là con số hoàn thiện, bão vào cũng tốt, hơn dừng lại ở số 9 dở dang. Trong Tử Vi người ta nghĩ ra "9 Sao" nhưng quá trình giải "góc vuông" lại cần đến số 10. Ta hãy xem có gì đó liên quan đến góc vuông không. Ngày 17-11 xảy ra trận động đất ở Indonesia tại vị trí Gorotalo. Vẽ đoạn thẳng đi qua ê líp mà ta gán cho đi qua vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan (màu đen). Ta thấy, đoạn thẳng này cắt đoạn thẳng gán cho ảnh bờ biển của Nam Mỹ đi qua tây Hải Nam đến Thái Lan (màu trắng).      

 

Bổ sung thêm hình ảnh cho từ cơn bão số 9, thêm động đất ở Indo và góc vuông ở vĩ tuyến 17

 

Chưa hết. ta hãy tìm xem có hình ảnh nào liên quan chặt chẽ đến hai vịnh này không. Hai vịnh này có đặc điểm "thông Trời" theo nghĩa: Nếu chọc từ đó xuyên qua tâm Quả Đất thì sẽ thấy Trời chứ không bị đất liền quấy rầy. Đât rồi ! Hinh ảnh dưới đây ghi nhận ngày 18-11-2008 mô tả một cái gì đó hoàn thiện ở khu vực này. Người ta nói, bão đã tan, nhưng thực tế những gì đang thấy đang còn đe dọa. nhất là các tỉnh Miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi.

 

Hình ảnh sau khi bão số 10 đổ bộ được dự báo ở Nam Bộ, nhưng thực tế đã thay đổi

 

Theo VietNamNet  "Miền Trung: Mưa lũ chia cắt nhiều tuyến đường" http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/11/814248/  Khánh Hòa: 3 người thiệt mạng, 121 tàu chìm. Đấy là những thông tin ban đầu ngày 18 tháng 11 năm 2008.

Ảnh VietnamNet: Riêng tỉnh Khánh Hòa có 3 gười thiệt mạng, 121 tàu chìm. Các nơi khác chắc thiệt hại không nhỏ, kể cả bên kia dãy Trường Sơn.

 

4. Bình luận

 

Bão số 10 là cơn bão thú vị, gây bất ngờ ở phút chót với trận động đất ở Indonesia làm bão đổi hướng và lan truyền rất nhanh. Mặc dầu sức gió không lớn nhưng phạm vi hoạt động khá rộng, có liên quan đến  vịnh Bắc bộ và vịnh Thái Lan. Động đất phá ở Indonesia để giải vòng vây của chữ S trên Xích Đạo xuống phía dưới chữ S để thông với Ấn Độ Dương. Hiện tượng này cũng vài lần thấy ở những cơn bão trước. Ngoài ra, động đất ở Nhật Bản cũng là cách phá chữ S theo chiều âm ở Nam Mỹ để thông Đại Tây Dương với Thái Bình Dương (xem chữ S ngược ở hình đầu tiên).

 

Cách đây mấy tháng, người ta giới thiệu những nông dân tự tạo ra hầm chống bão. Mô hình này có thể áp dụng rộng rãi để tránh phải sơ tán như những cảnh trên. Xét cho cùng thì bão ở Việt Nam không lớn như ở những vùng khác, chúng mang theo sức sống đến là chính, thế nhưng người ta thường chỉ thấy thiệt hại, ít ai nói đến ích lợi của chúng. Tâm lý bi quan đang đè nặng. Phải chăng có cái gì đó đang uẩn khúc?  

 

Dự báo là một điều khó khăn, không nên trách họ, song người nghe và viết về dự báo cần có óc phán đoán riêng, ngôn từ chính xác, không nên quá tin vào người khác, ngay cả các cơ quan chức năng của nhà nước hoặc quốc tế.

 

Tài liệu tham khảo - References

 

[1] Thông Trời thông Đất 4 với cơn bão số 7 (Hagibis)

        http://letrongluc.zip.io/ThongTrThDat4Baoso7.htm

 

[2]Colombo, Magellan và Amerigo đã đến Việt Nam như thế nào ?

       https://www.angelfire.com/planet/cdthaiduong/MagellanVietNam.htm

 

[3] Vì sao bão số 9 không vào Việt Nam ?

      https://www.angelfire.com/planet/cdthaiduong/VisaoBaoSo9koVaoVn.htm