Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

 

Cha phải ra đi

  ______________________________________________________

 

 Từ ngày có trí khôn tới giờ, Hạnh luôn thắc mắc về nguồn gốc của ḿnh và luôn măi tự hỏi cha ḿnh là ai? Mặc dù mẹ Hạnh cắt nghĩa và nói quanh cách này cách khác nhưng cái lư lịch cha: vô danh, được ghi rơ ràng trong giấy khai sinh đă luôn vẫn là một nỗi thắc mắc, ám ảnh và đau buồn trong nàng.

 Đă bao lần mẹ Hạnh xác nhận rằng cha nàng đă hy sinh trong thời gian chiến tranh nhưng nàng vẫn không một lần tin. Nếu cha hy sinh tại sao lại phải đề cha vô danh? Hạnh chỉ phát hiện điều này khi nàng được gọi bổ túc hồ sơ để lên ngạch. Hạnh đă hết sức ngỡ ngàng và tủi hổ lần đầu tiên thấy được tờ giấy khai sinh ghi rơ lư lịch của ḿnh.

 Rồi những lời bàn ra tán vào của xóm làng và của bà con họ hàng. Có lần,  người ta nói rơ với nàng rằng ông Thuấn cha nàng hiện nay chỉ là cha ghẻ, c̣n cha ruột của nàng đă cao chạy xa bay ngay sau khi mẹ nàng sinh ra nàng.

 

 Nếu ai không hiểu chuyện th́ không thể nào biết được ông Thuấn chỉ là cha ghẻ của Hạnh. Ông thương yêu chiều chuộng Hạnh như con ruột và ông lo lắng cho Hạnh đủ điều. Mặc dù gia cảnh không mấy khá gỉa nhưng ông vẫn sớm tối vất vả để lo cho Hạnh được ăn học tới nơi tới chốn.

 Ông Thuấn đă có một đời vợ nhưng v́ khi nhỏ ông bị bệnh đậu mùa nên bị tiệt sản. Người vợ cũ của ông v́ thế đă bỏ ông sang ngang với một người đàn ông khác. Ông bỏ làng ra đi và sau đó bị động viên vào làm lính của quân đoàn 3 đóng ở Biên Ḥa. Đơn vị ông có nhiệm vụ canh giữ phi trường quân sự và chính v́ thế mà ông đă quen biết bà Hân, khi ấy bà ta đang nấu cơm tháng cho lính ngay cổng phi trường.

 Lúc đầu v́ thương cảnh bà Hân mẹ góa con côi nên ông Thuấn đă ra tay nghĩa hiệp làm giúp điều này điều nọ. Những lúc rảnh rang ngoài phiên trực, ông thường chạy sang nhà bà Hân giúp việc. Lúc th́ sửa cái máng nước, khi th́ điện đóm những lúc tối lửa tắt đèn. Miết rồi họ quen nhau và gá nghĩa vợ chồng không cưới không hỏi.

 Ông Thuấn cũng chẳng biết ǵ hơn về người  cha của đứa bé mà ông yêu thương như con. Ông chỉ được nghe bà Hân kể rằng khi con bé Hạnh vừa được sinh ra th́ cha nó chết trận. Thấy bà Hân hiền lành, c̣n trẻ mà đă gúa bụa nên ông động ḷng thương xót. Lúc đầu th́ chỉ để tâm giúp đỡ, sau dần họ hợp tính, hợp nết nhau rồi chung sống với nhau như vợ chồng cho tới ngày nay. Khi lớn lên, Hạnh vẫn cứ tưởng ông Thuấn là cha ruột của ḿnh. Măi cho tới khi nh́n vào cái tờ giấy khai sinh oan nghiệt đó, nàng mới biết cái thân phận đầy phũ phàng của ḿnh. Từ ngày ấy, nàng không c̣n hồn nhiên đon đả với ông Thuấn nữa. Nàng không c̣n ôm chầm lấy ông Thuấn mỗi khi đi làm về và nhất là đă cảm thấy ngường ngượng mỗi khi xưng hô cha con với ông Thuấn. Giữa nàng và ông Thuấn đă có một sự ngăn cách vô h́nh và những cử chỉ thân t́nh chỉ là nhửng cử chỉ gắng gượng.

 Ông Thuấn yêu thương Hạnh như bất cứ một người cha tử tế nào yêu thương con. Ông hy sinh tất cả cho mẹ con Hạnh. Những đồng lương lănh về, ông đưa hết cho bà Hân không thiếu một xu. Đă vậy ngoài những phiên trực của ḿnh, ông c̣n bao thầu gác thay phiên cho đồng đội để kiếm thêm tiền. Lúc th́ 100, khi th́ 200. Ngoài những phiên gác mướn ra, ông c̣n xuống măi Suối Máu kiếm tre đem về chẻ  tăm vót nạt, bán cho các trại gia binh. Lần hồi rồi ông cũng có đủ tiền mua cho Hạnh một chiếc xe Honda dame cũ để đi học. Có lần đẵn tre, ông bị gốc tre đâm thủng đùi phải đưa đi nhà thương vậy mà vết thương chưa được lằn hẳn, ông đă trốn viện để về lo cho mẹ con Hạnh. Ông là một người chồng, người cha tốt và gương mẫu.

 Hạnh mỗi ngày mỗi lớn, càng lớn cô càng xinh. Cái tuổi dậy th́ của cô đă làm nức ḷng bao chàng sĩ quan mới ra trường. Quán cơm nhà cô mỗi ngày mỗi đông. Ngày một đông lên theo vóc dáng ngày càng lớn của cô. Ông Hân đă trở thành một thượng sĩ ǵa phụ tá an ninh ở cổng phi trường. Công việc của ông là đôn đốc canh gác và bắt nhốt những tân binh trốn trại ra ngoài không giấy phép. Mặc dầu tính t́nh ông hiền lành vui vẻ nhưng các tân binh sợ ông bằng phép. Các sĩ quan trẻ th́ gọi ông bằng bố để mong ḥng lọt vào cặp mắt xanh của Hạnh. Họ nịnh hót bố Thuấn đủ điều:

- Bố ơi bố! Cho con về làm con bố đi bố!

- Gả em Hạnh cho con đi bố..

 Trước những câu trêu chọc  của các sĩ quan trẻ, ông Thuấn chỉ trả lời cho qua lệ:

- Chúng mày chỉ lằng nhằng! Ai bố con với chúng mày!

 Tuy nói thế nhưng trong ḷng ông Thuấn thật là sung sướng và tự măn. Ông tự hào có một cô con gái ngoan ngoăn xinh đẹp, có một bà vợ đảm đang và hết mực yêu thương chồng. Gia đ́nh ông Thuấn thật là sung sướng và hạnh phúc nếu không có một biến cố quan trọng xảy ra.

 

 Sau những chuỗi ngày biến động, hàng loạt tiền đồn pḥng thủ bị di tản. Biên Ḥa đă thực sự trở thành tiền đồn để bảo vệ Sài g̣n. Tinh thần quân sĩ và dân chúng bị giao động tới tột cùng. Những tin thất trận được loan nhanh. Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, rồi tướng Lê Minh Đảo bị bắt. Tướng Nguyễn Văn Toàn tư lệnh quân đoàn đă bỏ quân lính, trốn đi.Những chiếc xe tăng của quân đội Bắc việt đă vượt qua được hàng rào pḥng thủ Suối Đỉa ở mạn Đông Bắc Hố Nai để tiến về Saigon. Lệnh đầu hàng được ban ra, quân sĩ  rối loạn tan hàng và trước cửa quán cơm của bà Hân dầy rẫy ngập tràn quân trang, quân dụng vứt bỏ.

 Thượng sĩ Thuấn không thể kiểm soát nổi những đoàn quân ùa đổ, ào ạt tuôn tràn ra cổng. Ông nghiệm thấy những việc chẳng lành, lẳng lặng lấy chùm ch́a khóa mở cửa quân lao. Những quân phạm đầu trọc lóc ôm ông khóc ngất! Ông lặng yên đứng nh́n lá cờ vẫn phất phới tung bay trên kỳ đài. Lá cờ này mà lính của đơn vị ông có bổn phận tôn vinh mỗi sáng và giờ đây, ông lẵng lặng hạ xuống như những buổi chiều ông vẫn làm như thế. Khác chăng là không tiếng trống tiếng kèn.

 Ông Thượng sĩ ǵa trầm ngâm trong hoang tàn, trống vắng. Rải rác chung quanh ông, lon lá quân hàm vung văi đầy sân. Ông sờ lên cổ áo, vân vê cái lon cánh gà, nước mắt ông tuôn đổ. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời ông nước  mắt  lại tuôn chảy bâng quơ như thế! Ông gói kỹ cái lon cánh gà cùng phù hiệu quân đoàn mà ông vừa nhổ ra khỏi cổ áo bỏ vào trong lá quốc kỳ rồi trang trọng đặt lên góc cao của kỳ đài.

 Ngoài kia, những chiếc xe lam với những lá cờ xanh xanh đỏ đỏ với những giọng loa chua chát kinh hồn. Đài phát thanh đă đổi giọng và đang phát thanh bài Huế, Sài g̣n, Hà Nội.Tiếng xe tăng đă tới gần. Ông thượng sĩ trống vắng, mất hồn bước ra khơi cổng quân đoàn.

 Thế là gia tài của nhà bà Hân đă sạch nhẵn, sạch nhẵn theo cái tang thương của vận nước. Nhà bà nấu cơm tháng, bao nhiêu vốn liếng phải ứng trước ra mua hàng nấu ăn cho lính. Chỉ vào những ngày cuối tháng, khi lính lĩnh lương th́ bà mới thâu lại được tiền. Nay lính đă chạy cả, quân đoàn đă thay chủ và bà bâng quơ nh́n qua đ ường, những đoàn quân đối phương đang tiến tới mà mắt lệ tuôn rơi!.

 Ông Thuấn đă phần nào ǵa yếu  sau những đau buồn của kẻ thua trận. Ông không c̣n sức để có thể làm những việc nặng và bà Hân cũng chẳng có thể buôn bán v́ khu phố nay không c̣n đông đúc như xưa và nghề buôn bán nay được coi như một nghề cấm kỵ. Gia đ́nh tuy không qúa nặng gánh nhưng nay chỉ c̣n một ḿnh Hạnh là lao động chính với cái lương giáo viên ít ỏi, khi có khi không. Ngoài giờ đi dạy, Hạnh c̣n kiêm thêm nghề đan lá để kiếm thêm nuôi gia đ́nh. Bây giờ th́ Hạnh đă biết rơ ông Thuấn không phải là cha ruột của ḿnh nhưng t́nh thương yêu và sự hy sinh cao cả của ông đă nuôi Hạnh khôn lớn nên người. Công ơn của ông Thuấn, Hạnh không thể quên. Trong ḷng Hạnh luôn tâm niệm là sẽ đối xử với ông Thuấn như cha và làm hết sức ḿnh để phụng dưỡng ông trong tuổi về ǵa.

 Có những lúc muốn té xỉu trong lớp học v́ đói, có những lúc thèm ăn một bát bún quốc doanh vài đồng bạc nhưng Hạnh do dự không dám. Nhiều khi cơn đói, mồ hôi chảy ra như  tắm, mặt mày say sẩm nhưng Hạnh vẫn gượng vui cho mẹ và cha nuôi được yên ḷng. Hạnh biết rơ lắm, biết rất rơ t́nh yêu thương bao la của cha mẹ dành cho ḿnh. Nhiều lúc Hạnh nghĩ sự nghèo đói chẳng qua là cái nạn chung cho tất cả mọi người chứ không phải riêng ǵ cho gia đ́nh ḿnh. Miễn là hạnh phúc yêu thương nhau là được rồi.

 Rồi măi cho tới bây giờ, trong cảnh cùng khổ này, bà Hân mới thố lộ những tâm tư  thầm kín  mà bà nghĩ là sẽ đem theo cho tới chết nhưng v́ Hạnh luôn luôn vặn hỏi nên bà không thể dấu măi được. Trong một bữa cơm, không có ông Thuấn, bà kể với Hạnh rằng:

- Hồi đó mẹ c̣n trẻ lắm! Mẹ yêu một người khác làng nên bị ông bà ngoại, họ hàng ngăn cấm nhưng v́ trót yêu, trót mang thai với  người ấy nên mẹ phải bỏ làng trốn theo anh ta về Thái Nguyên. Anh thanh niên này cũng chính là bố của con, đi theo những người thân quen trong toán khai thác vàng rồi bỗng một hôm..

 Bà kể đến đây khóc ngất và phải lâu sau mới lấy lại b́nh tĩnh kể tiếp:

- Bỗng một hôm anh ta bị một người đội Tây phát hiện trong hành trang của anh ấy có những tờ truyền đơn chống Pháp thế là anh ta bị bắt, bị cùm và rồi bị giải giao về Hà Nội. Sau đó nghe tin anh ta trốn thoát.

 Kể tới đây, bà Hân khóc ngất, nghẹn lời trước sự đau khổ nhục nhằn tột cùng của Hạnh.

 

Sau một t ời gian dài ập kết, Hai Cúc được cử tham gia binh đoàn giải phóng. Sau khi thành phố Sài G̣n đă thực sự sụp đổ, Hai Cúc lần hồi ḍ hỏi tin tức mẹ con bà Hân, Hạnh.

 Mặc dầu sống trong nghèo khó nhưng gia đ́nh Hạnh thật là yêu thương hạnh phúc nếu ông Hai Cúc không về. Sự xuất hiện của người đàn ông lạ mặt này khiến cho bà Hân cực kỳ bỡ ngỡ, bà đứng chết trân trước sự ngỡ ngàng của Hạnh và ông Thuấn.

 Chiếc xe díp màu cứt ngựa chạy chậm chậm hỏi nhà một vài căn bên cạnh trước khi đỗ hẳn trước cửa nhà bà Hân. Một người đàn ông mặc đồ bộ đội cùng hai người hậu vệ súng đạn đầy người bứơc xuống, nh́n ngược, nh́n xuôi rồi vô tuột trong nhà. Hạnh linh tính thấy một điều chẳng lành.

- Có phải nhà bà Hân đây không? Người đàn ông hỏi.

- Vâng đúng ạ! Hạnh trả lời.

 Người đàn ông tiến về phía bà Hân hất hàm hỏi tiếp:

- Có phải bà là bà Hân?

 Bà Hân sợ hăi không nói nên lời.

- Thế người đàn ông này là ai?

- Thưa là cha tôi. Hạnh trả lời.

- Thế người con của bà Hân đâu?

- Thưa tôi đây!

 Hai Cúc quan sát toàn thân Hạnh và linh tính cho biết đây đúng là con ḿnh nhưng ông vẫn cố trấn tĩnh giữ bộ mặt b́nh thản và lạnh như tiền. Hỏi:

- Người đàn ông này có thật là cha của cô không?

- Thưa đúng ạ!

- Cô không được nói láo!

- Anh kia lại đây! Anh có phải là cha của cô bé này không?

- Thưa đúng!

- Anh có là ngụy quân, ngụy quyền không?

- Tôi có đi lính chế độ cũ.

- Đơn vị nào và cấp bậc ǵ?

- Tôi là an ninh gác cổng và cấp bậc thượng sĩ.

- An ninh à! Thế th́ phản động và tội ác tầy trời rồi! Anh phải đi học cải tạo. Cách mạng sẽ khoan hồng tha thứ. Anh nợ máu nhân dân nhưng cách mạng đă giải phóng cho anh. Bản thân anh lẽ ra phải chết, phải đền tội.

- Tôi chưa hề một lần phạm tội.

- Nhân danh cách mạng, nhân danh ủy ban quân quản, tôi yêu cầu anh phải nhận tội để được khoan hồng. Anh nợ máu nhân dân và con đường giải phóng duy nhất cho anh là ngay bây giờ anh phải lên đường cải tạo.

 Nghe đến đây, Hạnh chạy đến ôm chầm lấy ông Thuấn khóc lóc thảm thiết:

- Cha! Tại sao lại thế! Cha có tội ǵ đâu mà phải ra đi như vậy! Cha mà phải đi th́ con chết mất!

- Cô phải buông tên kia ra!

- Tội nghiệp cha tôi ǵa yếu lại phải tù đầy! Trời ơi cha tôi có làm ǵ nên tội!

 Hai Cúc cảm thấy rung động tận cùng tâm khảm khi thấy Hạnh chính là con ḿnh nhưng là người dày dặn cách mạng nên vẫn trấn tĩnh.

- C̣n cô kia không được nói những lời phản động như vậy! Để cho tên kia đi học tập cải tạo. Cách mạng sẽ giáo dục và khoan hồng, c̣n cô, ngày mai sẽ có người tới đón cô tới ủy ban quân quản "làm việc".

 Hạnh không màng trả lời Hai Cúc mà gh́ ôm chật ông Thuấn, khóc lóc thảm thiết. Lần đầu tiên Hạnh gọi ông là cha một cách thân t́nh tự phát như vậy kể từ khi biết rơ ông không phải là cha ruột của ḿnh.

 Người cán bộ đă đi khỏi. Ông Thuấn gỡ tay Hạnh ra rồi thầm th́:

- Cha phải ra đi để mẹ con con được yên.

- Cha! Cha!