Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

  Thăm Ải Nam Quan

  Hoàng Ngọc Lễ

 V́ ṭ ṃ, muốn biết sự việc chia cắt đất đai cho Trung Quốc, diễn biến ra sao nên vừa ra khỏi chùa Tam Thanh và lầu Vọng Thị, chúng tôi hỏi đường đi Ải Nam Quan. Một cụ ǵa tóc râu bạc trắng, hứng thú chỉ đường lại c̣n ngỏ ư xin đi theo. Bác tài xế c̣n chần chừ e ngại nhưng tôi thấy ông cụ có cốt cách tiên phong đạo cốt nên nhận lời cho cụ đi theo.

 Động Tam Thanh thật hoang vắng,  mặc dù đă có những công tŕnh xây dựng quy mô nhưng lúc chúng tôi tới thăm, cảnh chùa vắng ngắt, những cây nhang đă cháy tàn tới cuống vẫn không được thay thế, những chiếc loa phóng thanh cứ măi lải nhải những lời giới thiệu về cảnh chùa được thu băng sẵn. Mấy bà cụ ǵa, có lẽ là người canh giữ chùa, đang ngồi bàn tán inh ỏi, thỉnh thoảng phát ra một vài lời chửi thề thô lỗ. Vắng khách, mấy bà nói chuyện liên thiên, hết chuyệïn bánh trái đến nói hành nói tỏi, người này kẻ nọ. Những âm thanh chua chát, vang động khắp những hang động.

 Chúng tôi vừa bườc ra khỏi cửa hang, định leo lên lầu Vọng Thị th́ một bà lăo bật dậy, đưa chiếc thùng tiền dâng cúng đến trước mặt chúng tôi, bác tài xế biết ư, bỏ vào trong đó tờ 5 ngàn, bà lăo liếc qua tôi nhưng vừa thấy bà ta ăn tục nói phét trước cảnh chùa nên tôi phớt tỉnh bỏ đi. Bà ta lầu bầu điều ǵ , tôi nghe không rơ.

 Từ lầu Vọng Thị, nh́n xa xa, trên làn mây bạc vắt ngang đỉnh núi, một cụm đá được tạc, đẽo khá công phu, đứng chơ vơ như cảnh mẹ bồng con đang ngóng đợi chồng về. Tôi kéo ống kính lại gần, mới hay rằng đây không phải là một tượng đá với h́nh thù thiên nhiên mà được tạc đẽo thành h́nh thù rơ ràng. Sau đó, ông cụ đi theo kể cho biết là trước đây, bức tượng nàng Tô Thị là một ṿm đá, có h́nh thù tự nhiên mà có nhưng bọn khai thác đá đă phá sập và mới đây, người ta thay vào bằng một pho tượng đá đẽo.

 Bên kia vách đá, một bảng gỗ sơn xanh chữ trắng:

 Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

 Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

 Ai lên xứ Lạng cùng anh

 Tiếc công bố mẹ sinh thành ra em.

 Ông cụ đi theo chúng tôi có vẻ nỏ chuyện và biết nhiều. Cụ tên là Tiên, bộï đội hưu viên. Cụ tham gia kháng chiến từ thời Pháp và quân hàm cuối cùng của cụ là trung tá, trung đoàn trưởng hậu cần của sư đoàn 309. Nay về hưu và chỉ có một người con trai duy nhất, nay cũng đă ngoài 50 nên cụ ung dung rày đây mai đó. Có tiền th́ đi ô tô, không có tiền th́ đi xe hỏa. Nhiều lần cụ nói với tôi rằng:

 - Cái thân lính tráng nó không ở yên được, ông ạ! Lương hưu có là bao, mỗi tháng ǵa 400 ngàn nhưng vợ chồng thằng con chu cấp thêm nên thỉnh thoảng đi thăm nơi này, nơi nọ cho khuây khỏa cái tuổi ǵa.

 - Thế cụ có đi Lạng Sơn bao giờ chưa?

 - Lăo có đến đây một lần vào năm 1978, lúc đó đường xá xa xôi bết bát lắm chứ đâu có đường cao tốc như ngày nay.

 - Thế cụ có nghe tin ǵ liên quan tới việc chia cắt đất không?

 - Ai chia cắt? Lăo có nghe ǵ đâu!

 Thấy ông cụ có vẻ thật thà và có lẽ ông cụ cũng chẳng hề nghe tin tức ǵ về việc này nên tôi tảng lờ sang chuyện khác.

 Chúng tôi rời Lạng Sơn được chừng vài cây số th́ xe bị kẹt cứng ngắc không sao có thể đi được. Tiến thối lưỡng nan v́ phía đàng sau cũng c̣n nhiều chiếc xe tải ùn ùn kéo tới. Hỏi ra mới biết hàng ngàn xe chở rau, dưa c̣n đang kẹt phía trước. Mấy bác tài kể cho chúng tôi biết rằng từ hai hôm nay, tất cả các xe chở rau, qủa qua cổng biên giới Tân Thanh bị ách lại v́ chính sách kiểm dịch và nhập khẩu của "nước bạn" thay đổi đột ngột, có người th́ lại nói rằng năm nay nước bạn được mùa dưa nên "bạn" đă hạn chế hạn ngạch nhập khẩu dưa hấu từ Việt nam để ưu tiên cho dưa hấu nội địa…Tôi thắc mắc không hiểu v́ sao xe cộ bị ách tắc như vậy mà công an, kiểm soát cầu đường lại cứ để xe đi lại như không có chuyện ǵ xày ra. Tôi có hỏi bác tài cũng vừa mới đến. Bác mở lời chửi bới um tùm rồi như mất b́nh tĩnh sao đó, bác bóp c̣i xe, nghe inh tai, nhức óc.

  V́ là xe nhỏ nên chúng tôi cũng t́m cách lấn lách để có thể tới được chợ  Đồng Đăng. Có những nơi, chúng tôi phải băng theo những vết xe trước, tắt ngang qua những vùng ruộng śnh lầy. Dọc đường những đống dưa hư thối được đổ xuống, cao như những trái núi. C̣n là buổi trưa nên chúng tôi định ghé chợ kiếm chút ǵ ăn lót dạ nhưng bác tài th́ rủ tới chợ biên giới vừa ăn, vừa nghỉ ngơi văn cảnh. Chợ biên giới được xây cất khá khang trang và được chia ra làm 2 khu, khu nhà lồng và khu lộ thiên. Khu nhà lồng gồm các cửa hàng của người Trung Quốc từ bên kia biên giới đem hàng qua đây bán, xen kẽ một vài gian hàng của người Việt Nam và người dân tộc. Các gian hàng trong khu nhà lồng đa số là hàng quần áo may sẵn, giày dép, hàng điện tử và gia dụng. Khu vực lộ thiên, bày bán các loại nông sản, chăn mền và cả những chiếc xe đạp. Chen kẽ giữa khu chợ lộ thiên với cổng biên giới là băi đậu xe.

 Tiến sát tới cổng biên giới, tôi đang loay hoay chụp một vài tấm h́nh kỷ niệm th́ một người lính bộ đội biên pḥng chạy ra, lấy tay xua xua, ra hiệu cấm được chụp h́nh. Không chụp h́nh được v́ không thể đưa máy lên ngắm, tôi đành phải nhờ cụ Tiên đứng chắn, che  để quay một vài phút phim làm kỷ niệm.

 Cụ Tiên thấy thế can thiệp và hỏi anh bộ đội biên pḥng:

 - Ở đây không thấy có lịnh bắt du khách nộp máy ảnh, tại sao anh lại ra lịnh như vậy?

 - Lịnh đă có từ lâu và đây là khu vực quân sự, cấm chụp h́nh quay phim….

 Không được đem máy ảnh qua bên kia biên giới và thấy anh bộ đội có giọng nói nơ nớ của người dân tộc nên cụ Tiên cũng đành chịu thua. Bác tài xế h́nh như đă có toan tính, ra lịnh:

 - Thôi chúng ta lên xe quay lại, không đi nữa.

 Tôi và cụ Tiên chỉ biết lên xe theo lệïnh bác tài. Xe chạy ngược lại được một đoạn th́ bác tài lại quay xe lại, vừa chạy chầm chậm vừa quan sát.

 - Nó vô rồi!

 Thế là bác rồ máy xe đi tiếp. Qua trạm, người bộ đội hồi năy đă đi đâu mất, anh lính khác ngồi yên như pho tượng, xe qua lại thoải mái. Ông cụ Tiên lên tiếng:

 - Chúng nó láo khoét chứù làm ǵ  có lệnh lạc như vậy!

 Tôi thầm nhớ lại h́nh ảnh mấy người du kích, mặt mũi non choẹt, tay gầm gừ  khẩu Ak vào cái thời 75,76 th́ cảm thấy rằng đứng trước những người bộ đội biên pḥng dân tộc này th́ "yên lặng là vàng". Có lẽ cụ trung tá hưu viên cũng nhận biết điều đó nên ông cụ chỉ than van qua loa rồi nói qua chuyện khác.

 Chúng tôi t́m chỗ đậu xe, đối diện với đồn kiểm soát biên pḥng, ra vào cho tiện. Hàng hóa ở đây qúa rẻ so với ở Sài G̣n, một chiếc b́nh thủy 2 lít gía chỉ 25 ngàn trong khi ở Sàig̣n phải đắt gấp 2,3 lần….Nhưng muốn mua được giá rẻ như vậy th́ phải biết mở miệng trả giá, cứ hạ xuống một nửa gía là vừa. Bằng không có khi c̣n mua đắt hơn cả ở Chợ Lớn.

 Cổng biên giới thật là tấp nập, những chiếc xe kéo qua lại như  nêm, hàng hóa ùn ùn kéo qua biên giới. Những con buôn xếp hàng dài chờ làm thủ tục hải quan, những tiếng la hét inh trời, những tiếng chửi thề thô tục, pha lẫn cả tiếng Hoa, tiếng Việt và tiếng dân tộc. Không lỗ tai nào nghe cho thấu.

 Bác tài xế có lẽ đă đến đây nhiều lần, thấy tôi đang đứng lớ ngớ trước chai thần dược, hải cẩu bổ thận hoàn, bác ta liền kéo tôi sang khu linh dược. Ở đây theo lời quảng cáo th́ vị thuốc nào cũng là thần dược cả. Cái anh ba tàu bán nước râu ngô, nói giọng nửa tàu nửa ta thật là vui tai. Theo anh th́ nước râu ngô của anh ta là một loại thuốc gia truyền có tác dụng lợi tiểu, mát gan, ấm thận, điều ḥa tiêu hóa… Anh ta đưa tôi một ly uống thử, thấy man mát mùi râu ngô, tuy dù không tin lời anh ta cho lắm nhưng thấy lời nói ng̣ng ngọng tức cười và cũng có duyên nên cũng mua thử một lọ cho anh ta vui.

 Sau khi mua sắm một số qùa cáp linh tinh về làm qùa cho bà con, chúng tôi rủ nhau vào đồn biên pḥng làm thủ tục qua bên kia biên giới để thăm thị trấn Bằng Tường. Ở đây chúng tôi mới vỡ lẽ ra rằng, chỉ có người mang hộ chiếu VN mới được đi qua mà thôi, hộ chiếu ngoại quốc phải xin visa ở Hà Nội. Bác tài nảy sinh ra ư kiến là cho tôi mượn thông hành, thế là tôi và ông cụ Tiên rung răng, rung rẻ làm thủ tục qua bên kia biên giới. Ở đây, chúng tôi phải đóng mỗi người 200 ngàn (tương đương 15 đô la), thủ tục khá nhanh chóng. Qua cổng biên giới, những người lính biên pḥng khám xét qua loa và qua khỏi cổng biên giới chừng 120 thước th́ chúng tôi gặp đồn biên pḥng Trung quốc, ở đây những người lính biên pḥng nói tiếng Việt na ná giọng người Nùng quảng Ninh. So với cổng biên giới VN th́ cổng biên giới Trung quốc bớt ùn tắc hơn và lượng hàng chuyển qua đây cũng ít hơn một cách rơ rệt, chủ yếu là nông sản, thú rừng và các đồ khô như cá khô, mực khô….Thủ tục qua lại khá dễ dàng.

 Qua khỏi đồn biên pḥng Trung Quốc chừng hơn 100 thước th́ chúng tôi gặp cổng Nam Quan. Trên cổng khắc ba chữ tàu to tướng và đậm nét. Cụ Tiên dịch cho tôi hay là 3 chữ trên là Hữu Nghị Quan. Cụ c̣n cho biết 3 chữ này do chính bộ trưởng Trần Nghị cho khắc để tuyên dương t́nh hữu nghị đậm đà giữa hai nước vào thời giao hảo cực thịnh - "Môi hở răng lạnh".

 Ông cụ Tiên h́nh như nghĩ ra điều ǵ và thắc mắc với tôi:

 - Lạ thật! Năm 1978, tôi tới thăm nơi này th́ đây mới là cọc mốc biên giới chứ đâu phải là phía bên kia.

 Riêng tôi th́ sau khi đọc nhiều bài viết liên quan tới việc "bán đất" nên phải đi tới đây một lần cho biết. Tới nơi đây, nh́n tận mắt và qua lời kể của cụ Tiên th́ mới biết rơ ràng rằng, biên giới có bị chia cắt nhưng chỉ lùi sâu vào đất liền tính từ Aûi Nam Quan chừng hơn 200 thước chứ không phải 4 cây số hay hơn thế nữa theo như nhiều bài viết mà tôi đọc được. Dù sao th́ một phần đất nước cũng đă bị chia cắt. Một niềm đau khôn nguôi và một cái nhục muôn đời

 Chúng tôi ghé vào một quán ăn gần đấy, tôi dán mắt vào cái cổng Aûi nam Quan mà cứ thắc mắc hết điều này tới điều nọ. Không phải là nhà sử học và nghiên cứu về biên giới nên tôi gần như hoàn toàn mù tịt về vấn đề này. Tôi thắc mắc rằng "Nếu Aûi nam Quan là cổng biên giới của ta th́ tại sao lại không khắc một chữ việt nào mà lại hoàn toàn bằng chữ Tàu". Tôi lại thắc mắc rằng: "Nếu Aûi Nam Quan là cổng biên giới của ta th́ tại sao lại không đặt tên là Aûi Bác Quan mà lại có  tên là Aûi nam Quan?"…..

 Nếu không có cụ Tiên chỉ đường, chúng tôi đă đi nhằm vào cổng biên giới Tân Thanh thay v́ cổng Hữu Nghị th́ kẹt cứng. Nghe đâu sau mấy ngày bị ách tắc, cánh tài xế đă hết ḱm chế và mạnh ai nấy t́m chỗ lấn lướt, cho xe ḿnh chạy vô được chỗ đậu khiến cảnh hỗn độn bát nháo xảy ra.  Từ Đồng Đăng sang Trung Quốc, có tới 3 cổng biên giới: Cổng Hữu Nghị - cổng Tân Thanh - cổng Chi Mai. Cổng Hữu Nghị là cổng chính, hàng hóa qua đây là loại chính ngạch và có quy mô lớn, cổng Tân Thanh dành cho tiểu ngạch và cổng Chi Mai là một cổng nhỏ, cho những người dân địa phương qua lại. Bọn con buôn dùng cổng này để lút lén vận chuyển hàng lậu.

 Qua khỏi cổng biên giới, chúng tôi thuê xe đi Bằng Tường, ông tài xế nói tiếng Việt khá sơi nhưng đặc sệt giọng chú ba Chợ Lớn. Ông ta ngă gía đi về 25 đô la với 2 tiếng đồng hồ chờ đợi. Trên đường đi, chúng tôi ghé chợ trời biên giới. Ngôi chợ này khá khang trang và những đống hàng hóa chất cao như núi. Những tiếng rao hàng, trả gía giống như những chợ phiên bên nhà. Những ông cửu vạn, vác hàng tất tả ngược xuôi, những chiếc xe thồ hàng hóa ngập đầy. Hàng hóa ở đây chủ yếu là chăn mền, b́nh thủy, máy móc điện tử và thuốc bắc. Những dàn DVD mở lớn âm thanh, thi nhau ca hát vang trời. Đĩa lậu ở đâu mà nhiều thế, gía cả rẻ như bèo. Một cuộn phim Tây Du Kư dưới dạng CD, 23 dĩa được chào bán với gía 10 đô. Tôi mua một bộ về làm qùa cho vợ. Thấy tôi muốn mua, cụ Tiên bảo phải trả gía v́ ở đây con buôn nói thách lắm! Tôi nghe lời cụ, trả gía 7 đô, con buôn không chịu bán, nằng nặc đ̣i 8 đô, thấy rẻ, tôi mua đại. Sang hàng bên, thấy tôi đă mua bộ Tây du kư, con buôn chào gía: "Hàng em chỉ bán 5 đô". Tôi quay lại nh́n mẹ lái thương hồi năy. Mụ nhe răng cười nham nhở.

 Hàng hóa ở đây thật bát nháo, thật gỉa khó lường. Những cô gái bán hàng nở nụ cười tuơi như hoa nhưng khách đi khỏi không mua, cô văng tiếng chửi tục không thua ǵ bọn nhà thổ. Chung quanh chợ, những cửa hàng thuốc bắc thật là bề thế, mùi vị thuốc xông  ngát mũi, tạo một cảm giác thoải mái, dễ chịu. Thấy có một ông lang, vẻ tiên phong đạo cốt đang bắt mạch cho khách, tôi mạnh dạn bước vào. Ông lang này khá tinh tế, vừa chẩn mạch cho tôi, vừa phán:

 - Cái lị no âu nhiếu lắm thế! Cái tim đập nhanh làm cái lị đau cái lầu, cái da lị ló có cái chấm chấm là không tốt, trong máu lị có lường, có mỡ….

 Mấy năm trở lại đây, lượng đường trong máu tôi hơi cao, tuy chưa tới mức báo động nhưng cũng cần kiêng cữ. Thấy ông lang bắt mạch trúng phóc nên tôi có ḷng tin và nể phục, xin ông cắt thuốc.

 Sau một hồi trao đổi và thấy lượng đường trong mỡ tôi không qúa cao,  ông lang đề nghị tôi chỉ cần uống nấm linh chi là đủ. Ở đây có 3 loại linh chi, loại Trung quốc mọc hoang ở vùng núi Tuyết Sơn, gía 40 đô một kư, loại được trồng trên vùng đồng bằng gía ngoài 30 đô và loại nhập từ Bắc Hàn, gía 75 đô. Nấm được bẻ nhỏ và nấu sôi, uống thay cho trà. Ông lang cam đoan với tôi là chỉ cần uống trong ṿng vài tháng, lượng đường trong máu sẽ giảm. Tôi không tin lắm nhưng nh́n vẻ mặt phúc hậu của ông lang nên thuận lời mua 1 kư, loại bắc Hàn.

 Thấy chúng tôi có vẻ ngây ngô giữa phố thị đông người, một bà lăo bán nước chè tươi cất tiếng mời:

 - Xin mời cụ và bác vào xơi nước.

 Bên cạnh cái b́nh thủy to tướng, một b́nh ấm được đậy nắp rất kỹ, chắc là để giữ hơi nóng v́ khí hậu ở đây tương đối lạnh hơn Hà Nội khá nhiều. Tôi có cảm giác là thời tiết đang ở khoảng 9-10 độ C, một anh cửu vạn đang hút thuốc lào, lơ điếu run lên khanh khách, luồng khói trắng toát như mây phun ra từ miệng, anh ta vừa hít hà, vừa ngụm một hớp chè tươi. Oáng điếu cầy cứ thế được chuyền từ người này tới người khác. Câu chuyện nổ như pháo rang.

 Thấy họ nói chuyện vui vẻ, tôi kéo chiếc ghế đẩu mời ông cụ Tiên ngồi c̣n ḿnh th́ ngồi bẹt xuống chiếc chiếu cạnh mấy anh cửu vạn. Anh ngồi cạnh mời:

 - Bác làm thử một điếu!

 Thấy hay hay, tôi cầm cái ống điếu, văn vê một núm thuốc. Quan sát thấy tôi có vẻ chưa hề hút thuốc này bao giờ, anh cửu vạn lên tiếng:

 - Vê nhỏ thôi, hút thử mà to như thế th́ bật ngửa đấy!

 Mà bật ngửa thật! Tôi vừa hít một hơi, làn khói như muốn làm nổ tung lồng ngực. Tôi cảm thấy tức ngực và điên đảo quay cuồng. Mồ hôi toát ra nhuễ nhoại. Tôi phải nhoài người tới chiếc phản gần đấy. Anh cửu vạn cởi giày cho tôi và nới lỏng giây lưng. Được một lát, người tôi ướt đẫm nhưng cảm thấy nhẹ nhơm hơn. Tôi nhổm dậy và xin chủ quán cho bát chè tươi. Nước pha sao mà nóng thế! Hơi nóng bốc toả mùi chè tươi thơm ngát. Mấy anh cửu vạn như đă uống quen, nước vừa rót ra bát là đưa lên miệng ngụm ngay một phát.

 Cụ Tiên đă bỏ đi đâu, chắc là ra mấy cửa hàng bán những loại thuốc bổ dương, bổ thận. Thấy ông cụ đi khỏi, anh cửu vạn hỏi tôi:

 - Sao bác đă trả thù dân tộc chưa?

 - Trả thù dân tộc là nghĩa ǵ?

 - Bác này chỉ được nước ẫm ờ! Thế đă đi đánh đĩ chưa?

 - Khi không ai lại đi đánh đĩ?

 - Sang đến đây rồi mà không "ấy" một phát cũng hoài công!

 Anh cửu vạn khác chen vào:

 - Mày chỉ được cái rồ mồm, bạ ai cũng gạ. Đâu  phải ai cũng là đồ điếm thối như nhà mày.

 - Đ.m. ông bảo trả thù dân tộc chứ có đánh đĩ đâu mà rồ mồm. Lâu lâu có việc trả thù, vừa ái quốc mà lại vừa sướng d.

 Bà cụ chủ hàng vừa quết vết trầu dính trên môi, vừa cười khanh khách. Đúng lúc, ông cụ Tiên cũng về tới, mọi người lảng sang truyện khác. Hai anh lính cảnh sát TQ cũng vừa bước tới, họ thân thiện chào nhau và trao đổi những ǵ, tôi không hiểu.

 - Thế những người cảnh sát này có ăn chận, hối lộ như bên ḿnh không? - Tôi hỏi.

 - Không có đâu, bên này họ nghiêm minh lắm! Chẳng đ̣i hỏi ǵ cả và rất thân t́nh, trừ trường hợp phạm tội, họ mới can thiệp. Bà con ở đây biết thân phận làm ăn xứ lạ quê người nên cũng cẩn trọng và thượng tôn luật pháp.

 - Thế các gian hàng bên này đóng thuế  có nặng không? - Tôi hỏi.

 - C̣n nhẹ chán so với bên nhà.

 - Thế đêm đến, các anh ngủ đâu?

 - Th́ giăng màn ngủ trên các quầy hàng chứ c̣n đâu nữa.

 - Nó sạo đấy! Thiếu ǵ là vợ hờ. - Một anh cửu vạn chen vào.

 - Vợ hờ là sao?

 - Là mấy chị em ta sang đây làm ăn, đêm tối ế độ nên kiếm cửu vạn làm chồng hờ qua đêm, để dễ qua mặt cảnh sát. Vừa cơm no, ḅ cưỡi.

 - Họ sang đây đông không?

 - Hàng đống! Một số th́ bị bắt cóc gả cho người Trung quốc, trốn thoát được nhưng không dám về nhà, sợ trả thù. Sống lang thang, sa cơ lỡ bước nên rơi vào chốn giang hồ. Một số th́ trây lười, không chịu lao động làm ăn, đem vốn sẵn có ra đầu tư, tiếp thị. Oái cả ra đó!

 - Kia ḱa con Hồng ngâm kia ḱa! Thuộc loại khá đấy!

 Tôi nh́n theo hướng người cửu vạn vừa chỉ, một cô gái cao dong dỏng da trắng mịn, thân h́nh cân đối, mới độ 19,20. Vừa đi, cô vừa bỏ thứ ǵ vô họng, miệng nhai nhóp nhép. Cô tiến tới chỗ chúng tôi ngồi, nở một nụ cười thật duyên dáng.

 - Hôm nay đi sớm thế! Đă có độ nào chưa? - Một anh cửu vạn hỏi.

 - Đồ qủy! Gặp anh là xui mạt kiếp.

 - Đây này, có ông khách xộp đây này. Mời ông ấy đi.

 Anh cửu vạn vừa nói, vừa chỉ vào tôi, khiến tôi thật bỡ ngỡ và lúng túng.

 - Đ.m. sang đến đây th́ phải trả thù dân tộc chứ,  ai lại nhong nhong đường xưa lối cũ bao giờ. Một anh khác chen vào.

 Thấy mấy anh cửu vạn ăn nói thô lỗ qúa, ông cụ Tiên lên tiếng rủ tôi đứng lên, đi văn cảnh. Chúng tôi vừa quay lưng, một anh cửu vạn trêu trọc.

 - Tao đố con Hồng rủ được ông cụ về ngủ một đêm.

 Cụ Tiên nghe thấy, lẩm bẩm: "Lũ quân mất dạy!".

 Một chiếc xe hàng trờ tới, những người cửu vạn bật dậy, ai làm việc ấy. Tiếng ḥ hét inh trời. Hàng hóa chủ yếu là nông sản và thú rừng. Những con vật được nhốt chật cứng trong các cũi, lớn nhỏ khác nhau. Nào nai, mễn, rắn, rùa, chim rừng đủ cả. Tôi nh́n những con vật được lôi ra khỏi xe mà ngao ngán. Thầm nghĩ rằng cứ đà này, chẳng mấy lâu nữa, nước ta sẽ hết thú rừng.

 Những người cửu vạn chỉ làm thoáng một chốc, xe hàng đă sạch nhẵn. Những lồng thú được đặt  vội xuống hai vệ đường, những con thú lộ vẻ sợ sệt và mệt mỏi, thè lưỡi thở hồng hộc.  Hết chiếc xe này tới chiếc xe khác, không hiểu thứ rừng ở đâu mà nhiều thế?

 Tôi với cụ Tiên nh́n nhau mà ngao ngán, có lẽ cụ cũng như tôi đang thương khóc cho non sông gấm vóc của ta bị tàn phá. Chúng tôi bỏ lại đàng sau, những người cửu vạn cùng những cô gái môi sơn đỏ như mới vừa rướm máu. Họ vẫn nói nói cười cười cùng với những tiếng kêu re re từ những nơ điếu thuốc lào.

 Cổng biên giới vẫn ùn tắc v́ hàng hóa qua lại. Những chiếc xe ba gác thồ quần áo và chăn bông đầy ắp, cao ngất trời. Bây giờ tôi mới hiểu v́ sao tại các chợ lớn ở Hà Nội, Sài G̣n và các thành phố khác, hàng hóa Trung Quốc lại ngập tràn như thế! Chẳng thế mà một người bạn tôi làm nghề sản xuất quần áo may sẵn đă phải tuyên bố phá sản v́ không thể cạnh tranh với hàng lậu Trung Quốc giá bèo.

 Tôi quay lại phía biên giới VN, những chiếc xe đẩy, vẫn cứ đầy ắp hàng hóa qua lại. những tiếng thú vật kêu gào trong cũi, được bao bọc tàng h́nh bởi những lớp vỏ rau cỏ trái cây và những tiếng la hét, căi cọ chửi bới vẫn cứ cất lên inh trời. Tôi lại cứ ấm ức rằng phần đất mà ḿnh đang bứơc chân lên đây, mới đây c̣n thuộc về lănh thổ Việt Nam. Tôi lại càng không hiểu v́ sao, "ta" phải cắt chia cho "bạn" và rời biến giới sâu hơn 200 mét mà "thắng lợi lại về ta" và chính ông Lê Công Phụng, thứ trưởng bộ ngoại giao trong một cuộc phỏng vấn theo kiểu gà nhà đă tỏ ra hài ḷng về "thắng lợi" này? Phải chăng chính phủ ta đang chủ trương chính sách "tái ông thất mă" để đánh mất đi rồi được lại?

 Qua những điều tai nghe mắt thấy và nghĩ tới đoạn đường về, phải vượt qua hằng ngàn chiếc xe tải nằm ùn tắc hai bên vệ đường với những dăy dưa hư thối, chất cao như núi  mà tôi cảm thấy mệt mỏi và ngao ngán sao ấy và thực sự cảm thấy chán ngán và thất vọng qúa nhiều.