Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

Gương sáng soi đường tôi đi

 

Đành rằng "nhân vô thập toàn" nhưng đối với cụ Đinh Quang Lượng th́ tôi luôn coi cụ như một "Gương chứng nhân", một con người lành thánh , có một cuộc sống tốt đạo, đẹp đời và là một gương sáng chiếu rọi ḷng tôi.

Cụ vừa là ông trong vai vế họ hàng, vừa là "thày" trong cuộc sống, vừa là một gương soi lành thánh của tôi. Kể từ ngày biết cụ vào năm 1980 tới nay, mỗi lần gặp cụ là tôi lại học hỏi được nhiều điều mới lạ, hữu ích. Cụ có một tâm hồn thông thoáng, bao dung. và rất ư là trẻ trung, mặc dầu con cái, cháu chắt và thân bằng quyến thuộc sắp sửa tổ chức mừng ngày bách tuế của cụ.

Tṛ chuyện, tâm t́nh và trao đổi với cụ, nhiều lúc tôi cứ tưởng như ḿnh đang đối diện với một đồng minh, đồng chí. Cụ rất thích làm việc thiện, nâng cao dân trí và cuộc sống. Chẳng thế mà chỉ với đồng tiền hưu ít ỏi và với tiền qùa cáp biếu xén của con cháu, cụ đă dành dụm và làm được nhiều điều rất hữu ích.

Nâng cao dân trí

Ngoài việc đi giúp các xứ, dạy học và dạy đạo từ Nê, Ngăm giáo cho tới Lang Tài.... Cụ Lượng luôn có ư tưởng vừa nâng cao dân trí, vừa phát triển đời sống của bà con, dân làng. Chẳng thế mà ngay khi c̣n làm lư trưởng làng Nê, cụ thấy rằng dân làng chỉ chuyên sống bằng nghề nông nên những năm lụt lội mất mùa, đời sống thật là cơ cực. Cụ đă nảy sinh một ư niệm nâng cao đời sống dân làng. Sau khi trao đổi với những làng nghề đây đó, cụ biết được rằng chất đất vùng Nê là một chất đất thịt và mềm, rất thích hợp cho việc làm gạch ngói và ngay sau đó, cụ đă hô hào bà con vào nghề. Sau đó, nhiều ḷ nung gạch khói được khởi công và dần dà gạch ngói làng Nê đă tiến triển một cách rất phát đạt và nổi tiêng.

Khi có dịp thăm viếng xứ Công Thành, tiếp giáp với Gịng Ông Tố thuộc quận Thủ Đức. Nhiều người đă kể cho tôi nghe về những công ơn và sự tích cực của cụ Lượng trong việc khuyến khích và tạo dựng thành lập "làng dệt" tại đây ......Bên cạnh tiếng kêu x́nh xịch của những chiếc máy dệt, một ông cụ vừa chỉ vào máy vừa nói to, cố cho tôi nghe rơ:"Cũng là công cụ Lượng cả đây!".

Chiêm khê, mùa thối

Nê nằm trong khu vực hay bị úng lụt và từ khi quân lính Pháp xây đê th́ hầu hết khu Lang Tài đều bị ngâp lụt, úng thủy. Chẳng thế mà người ta thường có một câu ví khá dí dỏm nhưng lại hết sức đau ḷng: "Trăm cái tội, không bằng cái lội làng Nê". Chính v́ lụt lội, úng thủy liên miên như vậy mà công việc cầy bừa và đi lại thật khó khăn và chẳng thế mà chủng viện đă phải di dời từ Nê lên Đạo Ngạn.

Năm 1985, nhân dịp làng Tử Nê, một miền quê trung du Bắc Ninh bị khô hạn, cụ đă liên lạc bày tỏ niềm cảm thông với dân làng và sau đó, cụ đă tích góp tất cả những ǵ có được, để gửi về cứu giúp. Nhờ đó,  dân làng đă mua sắm được một máy bơm công xuất lớn, có khả năng tưới nước cho hằng trăm héc ta. Nhờ thế ruộng đồng khu này tưoi xanh, màu mỡ và tránh được hạn. Cho đến nay, trạm bơm này vẫn hoạt động và ngày đêm tưới nước ruộng đồng. Tôi có dịp tới thăm trạm bơm này và cúi đầu ngưỡng phục công tŕnh tốt đẹp của một ông cụ đă suưt soát sống gần thế kỷ.

Tôi không viết ra để đề cao một cá nhân nhưng để nêu cao một chứng nhân, đă có những bài học qúy gía cho đời ḿnh. Cuộc đời của cụ không phải lúc nào cũng xuôi chảy và tôi đă chứng kiến những nỗi băn khoăn lo lắng của cụ khi những công việc dở dang chưa thành.

Sùng kính Mẹ La Vang

Cụ có ḷng sốt mến và sùng kính đối với Mẹ La Vang, v́ thế cụ luôn cổ động phong trào đền tạ Mẹ La Vang. Chẳng những ở Thụy Sĩ, nơi cụ sinh sống mà về tới Việt Nam và lan tỏa sang các nước khác. Ở đâu có người thân, con cháu là cụ khẩn khoản loan truyền thúc dục.

Cùng lúc loan truyền phong trào đền tạ Mẹ La Vang, cụ đă thao thức nghĩ đến một ngôi đền nơi quê hương ḿnh, để vừa là nơi cho giáo dân kính viếng, vừa là nơi mọi người có thể tới đây cầu nguyện và dâng hiến đời ḿnh, quê hương ḿnh trong trái tim Mẹ.

Chính v́ tấm ḷng yêu thích và mộ mến Mẹ La Vang mà cụ đă tích cực hô hào, cổ vơ con cháu cũng như người thân đóng góp để xây đền dâng Mẹ.

Với uy tín và đời sống đạo đức của cụ mà con cháu và người thân đă hết ḷng đóng góp. Một ngôi thánh đường to lớn và quy mô đă được khởi công dâng lên Mẹ hiền. Chẳng thế mà vào cái thời điểm 1987, khi mà Việt Nam chưa hẳn mở cửa, chưa có những công tŕnh xây cất quy mô, ngôi thánh đường Mẹ Lavang ở Tử Nê được chính quyền coi như một công tŕnh "văn hóa" quy mô và bề thế nhất miền Bắc lúc bấy giờ.

Ngôi thánh đường mang mái ṿm cao vút như hai cánh tay Mẹ hiền che phủ đàn con , được xây trên một thuở đất rộng răi trên bờ ao làng. mặc dầu là một vị cao niên nhưng đầu óc cụ vẫn rất sáng suốt, luôn nghĩ đến những việc tương lai phù hợp và chính v́ thế mà cụ đă nghĩ đến việc xây một ngôi thánh đường 2 tầng như một cơ sở, địa điểm hành hương.... Tầng trên là thánh đường, từng dưới là những pḥng họp, pḥng hội, thậm chí có cả những nhà vệ sinh, nước uống.......

Không phải công việc nào đối với cụ cũng xuôi chèo, thuận mái. Có thể Mẹ đă thử ḷng cụ nên việc xây cất đă có nhiều trễ năi và sai quy cách, khiến có nhiều sửa đổi, mất thời gian tính và gía cả ngày cứ tăng cao theo vật gía và nhu cầu bộc phát xây cất trong nước.

Thiếu thốn tiền bạc, không phải là cụ gửi về không đủ nhưng do những lư do vừa mới kể trên nhưng cụ vẫn cứ một ḷng cậy trông, nguyện cầu thầm thĩ. Có những lúc cụ lo lắng sinh bệnh nhưng cụ vẫn cứ vững tin và sau một thời gian dài với nhiều khó khăn, thử thách., ngôi thánh đường đă được hoàn thành.

Năm vừa qua, có dịp về thăm hội Lim và một vài vùng quan họ Bắc Ninh, tôi có ghé thăm miền quê Tử Nê của cụ. Qua cầu Sen Hồ, xe rẽ lên đường đê, để vào vùng  Gia Lương, Lang Tài. Con đê cao, dài như một con rắn khổng lồ, cong ḿnh trên những cánh đồng ruộng lúa ph́ nhiêu và xanh thẳm. Làng Ngăm quê vợ tôi ẩn ḿnh trong những lũy tre xanh tươi, mây trời bàng bạc. nơi đây cũng là quê cũ của nhiều người bạn thân của tôi như Nguyễn Đăng Cao, Nguyễn Văn Hữu, Phạm Ích Ánh, Nguyễn Văn Tuệ ........Cụ Lượng cũng đă từng dạy học lâu năm ở nơi đây và cụ cũng đă để lại nhiều cảm t́nh, kỷ niệm. Dân làng vẫn c̣n nhớ đến và qúy mến cụ. Bố mẹ vợ tôi cũng như những người cao niên tôi quen biết đều có cảm t́nh và qúy mến cụ.

Qua núi Thiên Thai, ngôi thánh đường làng Nê đă ẩn hiện trong lớp mây trời bàng bạc, mang dáng dấp phù ảo của màn mây dày che phủ nhưng linh thiêng. Đường đê gồ ghề, xe chạy gập ghềnh và bụi cát tung mù. Càng đến gần , ngôi thánh đường càng ẩn rơ và cao vời bên cạnh những ngôi nhà thấp bé của ngôi làng. Đường vào làng tuy vẫn là đường đất đỏ nhưng được đắp cao và thẳng tấp, không lồi lơm như trên đê. Dọc đường một căn nhà tôn thoáng trống, tới gần mới biết là trạm bơm, tiếng nổ ầm ỷ, những ṿi nước phun trắng xóa. Th́ ra đây là trạm bơm của cụ Lượng xây tặng, người ta làm bảng đề cao công đức của cụ hẳn ḥi.

Đường vào làng, những căn nhà ngói cổ xưa, nhiều căn 3 gian 2 trái, thấp tè nhưng mang dáng vẻ thuần nhất, mái ngói rêu phong đă bạc màu.. Nhiều nhà xây đài Đức Mẹ ngay trước cửa nhà hay trong góc vườn. Thỉnh thoảng có những người dắt trâu hay vác cày, bừa từ ruộng, đồng trở về. Họ tất tả về kịp giờ kinh chiều. Chúng tôi tới gần nhà thờ th́ tiếng chuông giờ kinh chiều đă ngân vang và đây đó đă có các cụ ǵa, đa số mặc áo cánh nâu tay cầm quạt nhắm hướng nhà thờ tiến tới.

Ngôi thánh đường cao chót vót, đèn đuốc sáng trưng. Lối kiến trúc thật hài ḥa, mang lẫn tính chất đông tây. Phía dưới, những căn pḥng đă chứa đầy đồng nhi nam nữ. Pḥng th́ đang học hát, pḥng học giáo lư…..Nhiều em nhỏ gân cổ đọc to, theo lối học thuộc ḷng như chúng tôi đă học từ thuở xa xưa.

Sau giờ kinh chiều, chúng tôi có dịp tiếp xúc với một số cụ cao niên  th́ được biết rằng các cụ và dân làng rất hănh diện và vui mừng có được ngôi thánh đường nguy nga và kiên cố như vậy. Có cụ cho biết rằng nhờ có thánh đường và những pḥng học mà trẻ em được đưa vào tổ chức, bớt la cà, hư hỏng ….Chúng tôi cũng dự định ghé thăm cha xứ nhưng rất tiếc rằng ngài đang làm việc mục vụ ở một xứ đạo khác cách đó chừng mươi cây số. Người giữ việc nhà xứ cho chúng tôi biết rằng cha xứ phải cai quản nhiều xứ đạo và họ đạo khác nhau.

Chúng tôi rời bỏ ngôi thánh đường tuyệt hảo, một công tŕnh tuyệt vời với sự đóng góp tích cực của cụ Lượng để đi thăm ṭa giám mục Bắc Ninh. Tại đây, một h́nh ảnh khá tương phản giữa ṭa giám mục và ngôi thánh đường chính ṭa. Ṭa giám mục th́ h́nh như mới được xây cất cách đây mấy năm, khá khang trang với mầu sơn hồng nền trắng trong khi nhà thờ chánh ṭa th́ lại sơn màu trắng xám và lở, chốc. Nhiều vết xi măng bị bong, chóc và nhiều lớp sơn đă hoen màu loang lỗ.

Đức giám mục rất b́nh dân, hiền lành và ngài rất hiếu khách. Dù bận rộn đến đâu, ngài cũng đích thân xuống tiếp khách và tṛ truyện rất thân t́nh. Ngài không dùng bữa riêng mà dùng chung với các thày, khách và người phục vụ trong ṭa giám mục. H́nh như sức khỏe của ngài không mấy khả quan nên dù  tiết trời không qúa lạnh nhưng chúng tôi quan sát thấy ngài phủ áo khoác bằng nỉ và đội mũ lông che tai. Nghe đâu khi c̣n là linh mục và trong khi xây dựng ṭa giám mục, ngài đă qúa lao tác và đă bị cụp sống lưng và chứng đau nhức này  vẫn cứ hành hạ ngài.

Rất tiếc rằng chúng tôi không thể nghỉ đêm ở toà giám mục Bắc Ninh v́  đă có hẹn thăm viếng những làng nghề truyền thống vào sáng ngài mai. Trong cuộc tiếp xúc ngắn ngủi với đức giám mục, chúng tôi rất có cảm t́nh với ngài. Khi biết được chúng tôi đến từ Thụy Sĩ, ngài đă hỏi chúng tôi : « có quen biết cụ Lượng ? ». Sau đó ngài cho biết là cụ Lượng đă có nhiều công đức với địa phận và mới đây ṭa thánh Vatican đă cấp ban cho cụ một huy chương qúy giá.

Tin th́ sẽ được

Cụ là một người có đức tin vững mạnh vào Thiên Chúa và giáo hội và luôn nhắc nhở, thúc dục con cái luôn măi trung thành với đức tin của ḿnh. Cụ liên lỉ cầu nguyện và tha thiết khẩn cầu  và mặc dầu tuổi đời đă cao niên, cụ vẫn thông lầu nhiều kinh sử, thậm chí c̣n thuộc ḷng những kinh hát bằng tiếng la tinh. Tôi đă chứng kiến những khi cụ cao giọng hát những bài la tinh thật sốt sáng và cảm mến. Chính v́ đức tin mạnh mẽ mà cụ đă vượt thoát được những căn bệnh hiểm nghèo mà cụ luôn tin chắc rằng có bàn tay cứu giúp củ Mẹ La Vang.

Cụ đă từng đau mắt trái và bị lao tủy cột sống và đă phải chạy trữa trong nhiều năm trời. Tuy dù chữa chạy nhưng cụ cứ một ḷng cậy trông vào Mẹ la Vang. Rồi những căn bệnh ngặt nghèo cũng đă qua đi và cụ tin chắc rằng Mẹ La Vang đă cứu chữa cụ. Thật là một niềm tin sắt đá và trong sáng.

Gương lành chiếu rơi

Mặc dầu thời giờ rất eo hẹp nhưng chúng tôi muốn tận dụng đến thăm quê hương của cụ Lượng, một người mà chúng tôi rất kính phục và coi như bậc thày, một gương sáng giúp chúng tôi củng cố đức tin và làm những việc lành thánh.

Không c̣n bao ngày nữa, con cháu và thân hữu sẽ tổ chức ngày mừng bách niên của cụ. Chúng tôi cứ tưởng rằng vào những ngày cuối đời này, cụ sẽ nghỉ ngơi tịnh dưỡng, ngờ đâu, khi trở lại thăm cụ th́ cụ lại có những sáng kiến mới, những việc lành mới sẽ và đang thực hiện. Nào là chương tŕnh nuôi ḅ sữa cho những làng quê nghèo đói, nào là chương tŕnh khuyến học ……Cụ vẫn có những khắc khoải nhưng với quyết tâm và ḷng tin mănh liệt vào Thiên chúa nên lúc nào cụ cũng tự tin và lạc quan.

Chớm vào cái tuổi sáu mươi, nhiều lúc tôi cảm thấy ḷng buồn vời vợi v́ chính những việc làm cho cá nhân ḿnh, cho gia đ́nh ḿnh đây vẫn c̣n dở dang, đứt vỡ, những âu lo vẫn cứ chồng chất trong một thể xác đă hao ṃn trong cái thân xác sắp tàn kiệt. Nhưng với cụ Lượng, một "ông lăo" đă sống suốt một thế kỷ vẫn cứ đeo đuổi ngược xuôi với những công việc bác ái, nghĩa thiện. Cụ như không hề biết mệt mỏi, than van. Đến nỗi nhiều khi tiếp xúc với cụ, tôi lại cứ đinh ninh rằng ḿnh đang tiếp chuyện với một người đồng môn, đồng lớp.

Gương sáng của cụ đă giúp tôi được nhiều việc và cũng đă thay đổi nơi tôi được nhiều điều. Tôi thầm mong cụ sẽ sống lâu hơn nữa để cụ làm tươi mát cuộc đời và chỉnh trang ḷng người. Trong đó có tôi.

Mừng cụ thượng thọ trăm năm

Đàn con, cháu, chắt hân hoan khôn lường

Nê thôn phúc lộc lạ thường

Đinh gia con cháu bốn phương sáng ngời !

Hoàng Ngọc Lễ