Site hosted by Angelfire.com: Build your free website today!

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT TẠI

BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

                                                       LÊ LỘC

                                                                                                PHẠM NHƯ HIỆP

                                                                                                ĐẶNG NGỌC HÙNG

                                                                           Khoa ngoại Tiêu hóa-Gan mật

 I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư tế bào gan là một bệnh lư ác tính, hàng năm, trên thế giới có khoảng 1,25 triệu người chết v́ bệnh này. Đây là một loại ung thư gan nguyên phát thường gặp nhất ở người trưởng thành, tỷ lệ của nó thay đổi tuỳ theo địa dư, vùng gặp nhiều nhất là ở nam Phi, nam Á, Nhật bản, sau đó thấp dần ở Bắc Mỹ, Châu Âu... Tỷ lệ mắc bệnh hàng năm thay đổi từ 13,5/100000 dân ở Swaziland đến 143,8 ở Mozambique. Trong khi các vùng khác trên thế giới th́ tỷ lệ này lại tương đối thấp [3,4,8].

Tại Việt nam, ung thư gan nguyên phát cũng là một loại bệnh lư thường gặp, nó gây tử vong đứng hàng thứ 2 sau ung thư dạ dày. Đây là một bệnh lư ác tính, gây tử vong cao và tiên lượng sau mổ rất thấp, nhất là khi chúng ta chưa có đầy đủ các phương tiện chẩn đoán hiện đại trang bị xuống tận cơ sở. Mặt khác do ung thư gan là một bệnh lư phát hiện muộn, khi đă có triệu chứng th́ khối u đă lớn, thương tổn đă lan rộng, việc cắt bỏ càng trở nên khó khăn, trong khi các biện pháp điều trị ung thư gan khác vẫn c̣n thiếu điều kiện để phát triển [1,2,8].

Tại TT - Huế cũng như một số tỉnh miền trung, di chứng của chất độc màu da cam trong chiến tranh c̣n khá nặng nề, t́nh trạng viêm gan do virus nhóm B, C khá cao do vậy tần suất ung thư gan cũng  khá phổ biến, và là nguyên nhân gây tử vong cho một số lớn bệnh nhân. Do đó việc đánh giá chính xác t́nh trạng bệnh lư, các phương pháp chẩn đoán sớm, chiến thuật điều trị đúng,... vẫn c̣n là một yêu cầu cần thiết để góp phần làm giảm tỷ lệ biến chứng vỡ khối U và tăng tỷ lệ phẩu thuật cắt bỏ được U gan đúng qui cách nhằm cải thiện thời gian sống sau mổ dài hơn. 

Đề tài được thực hiện nhằm mục đích :

1.     T́m hiểu t́nh h́nh dịch tễ của ung thư gan nguyên phát

2.     Đánh giá kết quả điều trị sớm cắt gan do ung thư tại bệnh viện Trung Ương Huế

 

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 

1.     Đối tượng nghiên cứu :

Gồm 326 bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện Trung Ương Huế với chẩn đoán ung thư gan nguyên phát (từ 1.1995-10.2000). Trong đó có 108 bệnh nhân được điều trị phẫu thuật, 218 bệnh nhân được điều trị nội khoa do không c̣n chỉ định phẫu thuật (204) hoặc không đồng ư mổ (14 bệnh nhân).

2.     Phương pháp nghiên cứu :

2.1.         Nghiên cứu các đặc điểm dịch tễ học :

-         Địa chỉ : nông thôn, miền núi, vùng có chiến tranh cũ, thành phố,...

-         Các đặc điểm chung : tuổi, giới, nghề nghiệp,...

2.2.         Đặc điểm lâm sàng :

-         Đau vùng gan

-         Khối u gan

-         Báng

-         Vàng mắt, vàng da

-         Tuần hoàn bàng hệ

2.3.         Cận lâm sàng :

-         Nhóm máu, CTM, VSS,...

-         HbsAg, anti HCV,..

-         ( Fétoprotein

2.4.         Chẩn đoán h́nh ảnh : xác định vị trí, kích thước, số lượng,... của thương tổn, so sánh SA - CT - LS

-         Siêu âm

-         CT- Scanner

2.5.         Điều trị :

-         Chỉ định phẫu thuật cắt gan :

+ Khối u khu trú, hoặc thương tổn ở thuỳ gan

+ Phần nhu mô gan c̣n lại sau cắt bỏ không có tổn thương u xâm lấn và không bị xơ hoá nặng

+ Không có hạch di căn

+ Thể trạng bệnh nhân c̣n tương đối tốt

-         Xác định thương tổn trong mổ : tính chất, vị trí, kích thước, số lượng, độ xâm lấn, tăng sinh mạch máu, ...

-         Thắt động mạch gan, tiêm alcol,...trong trường hợp không có chỉ định cắt gan

2.6.         Theo dơi sau mổ : 6 tháng- 1năm- 2 năm

 

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :

 

1.     Đặc điểm chung :

Bảng 1 : Thời gian điều trị của bệnh nhân

Thời gian

Số BN không mổ

Số bệnh nhân mổ

n

N

%

n

%

1995

35

10,7

8

2,5

43

1996

34

10,4

9

2,8

43

1997

38

11,7

12

3,7

50

1998

45

13,8

16

4,9

61

1999

42

12,9

22

6,7

64

2000(1-10)

24

7,4

41

12,5

65

Tổng số

218

66,9

108

33,1

326

Số lượng ung thư gan được điều trị tại BVTW Huế tăng trong những năm gần đây.

Bảng 2 : Phân bố vùng dịch tễ

Phương pháp ĐT

Nông thôn

Miền núi*

Thành phố

Phẫu thuật

59

13

36

Không phẫu thuật

114

65

39

* Miền núi nằm ở vùng chiến tranh, phần lớn đều bị rải chất độc màu da cam.

Vùng nông thôn và miền núi có tỷ lệ ung thư không được phẫu thuật cao hơn nhiều so với thành thị.

            Phân bố bệnh nhân ở các tỉnh : Quảng b́nh, Quảng trị, Thừa thiên-Huế, Quảng nam, Đà nẵng, Quảng ngăi, Tây nguyên.

Bảng 3 : Giới tính

Giới

Nhóm PT

Nhóm không PT

Tổng số

Nam

84

178

262

Nữ

24

40

64

Tổng số

108

218

326

            2. Đặc điểm lâm sàng  :

            Bảng 4 : Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng

Đau

Gan lớn

Báng

Vàng da

TH bàng hệ

Nhóm PT

74*

85

25

28

1

Nhóm không PT

203

209

79

56

15

            Triệu chứng đau và gan lớn chiếm tỷ lệ cao ở nhóm không có chỉ định phẫu thuật. Các triệu chứng biểu thị mức độ của BN xuất hiện nhiều ở nhóm không phẫu thuật.

            * : Có 15 bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu do ung thư gan vỡ.

3. Đặc điểm cận lâm sàng :

            Bảng 5 : Kháng nguyên Úc

 

HbsAg (+)

AnHCV (+)

Nhóm PT

54/72

7/72

Nhóm không PT

63/97

11/97

Có 117/169 (69,2) có nhiễm virus viêm gan B, và 18/169 (10,7%) nhiễm virus viêm gan C .

Bảng 6 : ( Fétoprotein

 

(+/-)

0-300ng/l

>300ng/l

Nhóm PT

10/8

26

54

Nhóm không PT

33/46

19/112

93/112

Ở nhóm không PT, số BN được làm định tính khá lớn, đây là thời điểm trước năm 1997 lúc đó chúng tôi chưa sử dụng phương pháp định lượng. Trong nhóm PT, có 18 BN được làm với phương pháp định tính, 55 bệnh nhân được thực hiện bằng định lượng. Sau PT cắt bỏ u gan (n=82), phần lớn BN có ( Fétoprotein cao đều giảm xuống.

Bảng 7 : Men gan

 

<20 mg/l

20-30 mg/l

30-40 mg/l

>40 mg/l

Nhóm PT

20

28

21

36

Nhóm không PT

32

39

45

53

 

     Biểu đồ 1 : men gan của nhóm PT cắt gan ở thời điểm từ trước đến tuần thứ 3 sau mổ  ở nhóm PT (trị trung b́nh) , n=82.

        Phần lớn men gan trước mổ tăng ở cả 2 nhóm bệnh nhân. Ở nhóm PT, sau mổ, men gan giảm chậm ở tuần thứ 2.

 

          4. Chẩn đoán h́nh ảnh :

          Bảng 8 : H́nh ảnh siêu âm

Kích thước khối u

< 5 cm

5-10 cm

>10 cm

Tổng số

Nhóm PT

29

53

26

108

Nhóm không PT*

10

78

130

218

          Thương tổn ở nhóm không có chỉ định PT nặng nề hơn, trong đó ở gan P : 135 trường hợp, T : 63, P&T : 10, giữa : 8

* 12 BN có từ 2 khối u trở lên

- Có 12 BN ở nhóm không PT có kích thước khối u <10cm, nhưng không đồng ư PT dù có chỉ định

- 58 BN có huyết khối tĩnh mạch cửa

 

Bảng 9 : H́nh ảnh Scanner

Kích thước khối u

<5 cm

5-10 cm

>10 cm

Tổng säú

Nhóm PT

19

34

12

65

Nhóm không PT

6*

12

37

53

          * : Có nhiều khối u nhỏ rải rác khắp cả gan P & T.

 
Bảng 10 : Giải phẫu bệnh (nhóm được PT cắt gan) :

Nguyên nhân

N (33)

%

HCC

32

96,7

Gan fibrose

30

90,9

Không rơ

1

3,3

 

          5. Điều trị :        

          Bảng 11 : Phương pháp điều trị phẫu thuật

Thắt ĐM gan+

Cắt gan

Đơn thuần

Tiêm alcol

P

T

Giữa (IV)

Hạ PT

21

5

37

27

4

14*

          + : 4 BN ở gan T có lấn sang P, 2 ở HPT IV, 20 ở gan P đều đă quá chỉ định cắt gan

          * : 4 ở gan T và 10 ở gan P, có 5 trường hợp kèm theo tiêm alcol.

         

Phân bố thương tổn của U : Gan P : 67, T : 35, G : 6

 

Bảng 12 : Tai biến và biến chứng

Tử vong

Tai biến và biến chứng

Trong mổ

Hậu phẫu

Chảy máu

Hôn mê gan

4

1

1

1

         

          Tử vong trong mổ chủ yếu do mất máu không kiểm soát được, những trường hợp này là do khối u đă quá lớn, xâm lấn vào các cuống mạch. Có 1 trường hợp khả năng do xoắn TM dưới sau cắt gan P.

          1 trường hợp hôn mê gan sau cắt, bệnh nhân xin về.

 

          Bảng 13 : Theo dơi ở những bệnh nhân được PT

Nhóm bệnh

TS BN được TD

Chết <6 tháng

Chết <1 năm

Chết <2 năm

Cắt gan

32

7

11

8

Thắt ĐM gan

12/26

4

7

1

          Trong nhóm PT cắt gan có 14 BN sống trên 1 năm, trong đó có 6 bệnh nhân sống trên 2 năm ( có 4 BN sống từ 4 - 5 năm). Ở nhóm thắt ĐM gan chỉ có 1 BN sống trên 1 năm, số c̣n lại đều tử vong trong năm đầu.

 

IV. BÀN LUẬN 

Trong hơn 5 năm, chúng tôi có trên 300 trường hợp vào điều trị ung thư gan tại BVTW Huế, tỉ lệ nam/nữ khá cao (262/64).

Tỉ lệ bệnh nhân vào viện với chẩn đoán ung thư gan không c̣n chỉ định phẫu thuật (67%) gặp khá cao ở nhóm dân cư vùng nông thôn và miền núi B.2, đây là vấn đề c̣n tồn tại tại cơ sở điều trị của chúng tôi, cũng như ở nhiều nơi trong toàn quốc. Một phần là do sự hiểu biết c̣n hạn chế của người dân, một phần là do đặc điểm của bệnh lư ung thư gan khi đă có triệu chứng th́ thường quá muộn, bệnh đă vượt qua giai đoạn phẫu thuật, điều này xảy ra không chỉ tại Việt nam mà c̣n gặp ngay ở các nước phát triển [4,11,12,13], mặt khác c̣n do chúng ta không có các phương tiện chẩn đoán và phát hiện sớm ở ngay tuyến cơ sở nên việc phát hiện sớm ung thư gan lại càng trở nên khó khăn.

Ngay việc phát hiện các triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân vẫn c̣n phải xem xét, bệnh nhân khi vào viện phần lớn là do đau, gan lớn, vàng da,... có khi bệnh nhân c̣n vào viện trong t́nh trạng cấp cứu do ung thư gan vỡ. "chúng ta phát hiện những BN mà ngay cả ở nhóm mổ cũng chưa nói lên được là chúng ta chẩn đoán sớm, mà có thể là nhờ triệu chứng lâm sàng bộc lộ rơ hơn mà thôi", Cherqui D. [7]. Đây cũng là một vấn đề nan giải cho chiến lược điều trị ung thư gan tại Việt nam.

Khi đă có nghi ngờ, chúng tôi đă tập trung làm các xét nghiệm về sinh hoá và chẩn đoán h́nh ảnh cần thiết. Trong giai đoạn trước năm 1998, khi chưa có CT-Scanner, chúng tôi chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật dựa trên xét nghiệm AFP và siêu âm gan mật, trong thời gian này, số lượng phẫu thuật chưa nhiều, cũng như đánh giá trong mổ c̣n gặp nhiều khó khăn.

Đến giai đoạn sau từ năm 1998, khi đă có CT-scanner, việc chẩn đoán và chỉ định trở nên tương đối dễ dàng và được chuẩn hoá, chúng tôi đă có khả năng tiến hành các phẫu thuật lớn và tương đối khó như cắt gan P, T mở rộng; cắt gan trung tâm HPT IV,... các phẫu thuật này ngày càng trở nên thường qui tại Khoa phẩu thuật tiêu hóa gan mật BV TW Huế (Bảng 11).

Số lượng phẫu thuật : của chúng tôi tương đối ít (trên 33 %) so với các trung tâm khác một phần là do bệnh nhân vào viện quá muộn nên không c̣n chỉ định điều trị, hoặc do bệnh nhân từ chối phẫu thuật. Một số bệnh nhân  phải mổ cấp cứu do biến chứng vở khối U mất máu nặng nên không PT được triệt để như cắt gan, mà chỉ làm các PT tạm thời. Mặt khác chúng tôi vẫn c̣n chưa triển khai được các biện pháp điều trị hỗ trợ ung thư gan khác [11,13] nên số bệnh nhân không được điều trị được vẫn c̣n cao.

Chẩn đoán ung thư gan nguyên phát : đối với những bệnh nhân được phẫu thuật hoặc sinh thiết, vấn đề chẩn đoán ung thư gan nguyên phát tương đối dễ thực hiện. Tuy nhiên trong nhóm bệnh nhân được điều trị nội khoa, số lượng bệnh nhân được sinh thiết trên nhóm này của chúng tôi rất ít, do đó việc chẩn đoán chúng tôi căn cứ trên lâm sàng, AFP và chẩn đoán h́nh ảnh để xác định đặc điểm của khối u. Đồng thời chúng tôi c̣n kết hợp thăm khám hỗ trợ để phát hiện các loại ung thư ở các cơ quan khác di căn tới. Đối với các khối u lớn thường gặp ở nhóm này (Bảng 8), tính chất của nó khá rơ ràng, kèm thêm các triệu chứng lâm sàng nghĩ nhiều tới khối u nguyên phát. C̣n các khối u nhỏ, nằm ở nhiều HPT của gan, chúng tôi gặp trên 12 BN (Bảng 8), đây là một vấn đề c̣n bàn căi của chẩn đoán là có phải ung thư nguyên phát hay không. Theo Kunstlinger [10], trong những trường hợp như vậy th́ phải xem xét có ung thư đại trực tràng, tuỵ, dạ dày, hay không, v́ đây là những loại ung thư đường tiêu hoá thường di căn đến gan nhất.

Việc đánh giá sau mổ cũng khá cần thiết, ở đây, chúng tôi căn cứ trên men gan và siêu âm, chỉ số men gan sau mổ cho thấy giảm trị trung b́nh ở tuần thứ 2,3 sau cắt gan. Tuy nhiên, việc giảm men gan xảy ra từ từ và không có đột biến, có thể là do ung thư tiến triển trong 1 thời gian dài, cũng như thương tổn của gan sau cắt thường phục hồi chậm và kéo dài, các tác giả khác cũng có nhận định tương tự [3,4,8].

Việc xác định AFP của chúng tôi sau mổ trước đây chưa có tính hệ thống, do trước năm 1998 chúng tôi chỉ đánh giá AFP bằng định tính. Gần đây, chúng tôi đă định lượng được AFP trước và sau mổ, đối với nhóm được phẫu thuật cắt gan, th́ sự giảm xuống của AFP khá rơ sau mổ, tuy nhiên chúng tôi không có điều kiện theo dơi AFP của bệnh nhân lâu dài nên không xác định được là khi nào th́ AFP trở lại b́nh thường cũng như là khi nào th́ AFP tăng trở lại (biểu hiện của sự tái phát của ung thư). Cherqui D. [7] cũng có các nhận xét tương tự.

Tử vong trong mổ và hậu phẫu ở nghiên cứu của chúng tôi là 5, chủ yếu là do mất máu nhiều mà không có đủ máu bù lại gây rối loạn đông máu nặng, nguyên nhân là do khối u quá lớn, hoặc thương tổn phức tạp. Chúng tôi không phát hiện được trường hợp nào tử vong do tắc mạch do khí hoặc do các huyết khối tĩnh mạch di chuyển như một số tác giả khác [1,2,3,4,5].

Có một trường hợp chúng tôi nghi ngờ khả năng tử vong sau cắt gan P do xoắn TM chủ, do thể tích của gan P đă bị lấy đi, tạo nên khoang trống, phần gan T c̣n lại có thể lật sang P, gây xoắn tĩnh mạch chủ dưới. Đây là một tai biến có thể đề pḥng, sau khi cắt gan, PTV cần đặt vào khoảng trống một đoạn mạc nối đủ lớn hoặc cố định phần gan c̣n lại để chúng khỏi lật sang P, Belghiti J. [5], Panis Y.[7] và Hannou L.[9] cũng có những nhận xét tương tự.

Chúng tôi theo dơi được 44 bệnh nhân sau mổ, chỉ có 1/12 bệnh nhân ở nhóm không cắt gan sống trên 1 năm, 14/32 bệnh nhân ở nhóm cắt gan sống trên 1 năm (43,8 %), 6/32 sống trên 2 năm (18,6 %), đặc biệt có 4 BN  (12,5%) sống từ 4 -5 năm sau cắt gan lớn. Nh́n chung th́ tỷ lệ này hơi thấp hơn so với một số tác giả khác, nhưng có thể chấp nhận được nhất là trong điều kiện bệnh đă tiến triển với khối u gan lớn, phần nhu mô gan c̣n lại đa số bị fibrose.

 

 

 

 

KẾT LUẬN

 

Qua nghiên cứu trên 326 bệnh nhân ung thư gan được điều trị tại BVTW Huế trong thời gian gần 5 năm, chúng tôi nhận thấy :

 

1.     Số bệnh nhân ung thư gan có tỷ lệ nam/nữ khoảng 4/1. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B là 69,2%, C là 10,7%. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu khiến bệnh nhân vào viện là đau bụng, gan lớn. Đa số bệnh nhân được phát hiện là t́nh cờ, chủ yếu nhờ vào siêu âm bụng tổng quát, hoặc vào viện trong t́nh trạng cấp cứu.

 

2.     Các xét nghiệm huyết học và siêu âm có một vai tṛ quan trọng trong chẩn đoán ung thư gan, nhất là khi chưa có CT-scaner. CT-scaner là một xét nghiệm có ư nghĩa quyết định trong việc chẩn đoán cũng như chỉ định phẫu thuật ung thư gan. Việc đánh giá men gan, AFP, có một vai tṛ quan trọng trong việc theo dơi sau mổ ung thư gan

 

3.     Có 82 bệnhnhân được phẫu thuật cắt gan, trong đó cắt gan P là 37, T là 27, PT giữa là 4, HPT 14. Tỷ lệ ung thư gan nguyên phát trên giải phẫu bệnh là 96,7%. Trong khi cắt gan HPT là phẫu thuật đơn giản, dễ thực hiện, th́ cắt gan P, cắt P & T mở rộng, và nhất là cắt gan HPT IV (cắt gan trung tâm) là những phẫu thuật nặng nề, có nguy cơ tử vong và biến chứng trong mổ cao, cần được chuẩn bị tốt về nhiều mặt.

 

4.     Tỷ lệ bệnh nhân vượt quá chỉ định phẫu thuật c̣n khá cao (67%), do đó đ̣i hỏi phải triển khai gấp rút một số biện pháp điều trị hỗ trợ tại chỗ ung thư gan nguyên phát tại BVTW Huế, để góp phần hạ thấp tỷ lệ tử vong của bệnh lư này.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

Tiếng Việt

1.     Tôn Thất Tùng

Một số công tŕnh nghiên cứu khoa học

NXB Y học, Hà nội, 1984

2.     Tôn Thất Tùng

Cắt gan

NXB khoa học kỹ thuật, Hà nội, 1971

 

Tiếng Anh

 

3.     Shwartz

Malignant tumor of the liver

Principles of surgery, 1409-1415 , 1999

 

4.     William C.M.

Neoplasms of the liver

Sabiston, Texbook of surgery, 1068-1084, 1997

 

Tiếng Pháp 

5.     Belghiti J., Panis Y.

Procédés de section parenchymateusse hépatique

EMC 1992, F.r. 40762, p : 1-5

 

6.     Belghiti J., Panis Y.

Hépatectomie sur foie cirrhotique

EMC 1992, F.r. 40762, p : 6-9

 

7.     Cherqui D.

Traitement chirurgical du carcinome hépato-cellulaire

Ann. de Chir. , 79-81, 52 No1, 1998

 

8.     Duvoux C.

Eïpidémiologie et diagnostic des carcinomes hépatocellulaires sur cirrhose

Ann. de Chir. , 511-517, 52 No6, 1998

9.      Hannou L. et all

Technique de l’exclusion vasculaire du foie et des hépatectomies extrêmes

EMC 1994, 40-766, p : 1-16

 

10.             Kunstlinger F.

L'imagerie hépatique pour les métastases

Ann. de Chir., 82-84, 52 no1, 1998

 

11.             Majno P. et all

Intérêt de lalcoolisation percutanée dans le traitement du carcinome hépatocellulaire sur foie cirrhotique

Ann. de Chir. , 518-526, 52 No6, 1998

 

12.            Roche A.

Traitement locaux, non chirurgicaux, de l'hépato-carcinome

Ann. de Chir, 75-78, 52 no1, 1998

 

13.            Vetter D. et all

Les techniques de chimio-embolisations des carcinomes hépatocellulaires sur cirrhose

Ann. de Chir. , 527-534, 52 No6, 1998